Thủ đoạn hack iCloud khiến nhiều người 'sa bẫy'_ti so psg
Bị thất lạc chiếc iPhone XS,ủđoạnhackiCloudkhiếnnhiềungườisabẫti so psg tài khoản Facebook N.T nhanh chóng bật trạng thái "Lost Mode" trên máy tính bàn với hy vọng sẽ có người nào đó nhặt được iPhone và đem trả.
Sau ít ngày, N.T nhận được tin nhắn không rõ nguồn gốc từ một tài khoản có tên hiển thị là APPLE, yêu cầu click vào đường link tên miền "vn-icloud.com" và đăng nhập ID, mật khẩu iCloud.
Sau khi thực hiện xong các bước trên, N.T mới "tá hỏa" phát hiện ra rằng đó chỉ là đường link giả mạo, còn tài khoản iCloud trên chiếc iPhone bị mất thì đã được thoát ra để hóa thành iPhone "sạch".
"Mình thấy không ổn nên lên mạng kiểm tra, thì quả thực có thủ đoạn hack giống hệt như vậy", N.T chia sẻ trong một bài đăng trên Facebook.
Thủ đoạn tinh vi, dễ "mắc bẫy" nếu không kiểm tra kỹ
Trên thực tế, thủ đoạn hack iCloud này đã nổi lên từ nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn khiến không ít người dùng iPhone bị mắc lừa.
Nguyên nhân đến từ việc nhiều người dùng iPhone tại Việt Nam và trên thế giới có tâm lý chủ quan khi đều nghĩ rằng chuyện hack iCloud sẽ không thể làm được. Trong khi đó, hacker hoàn toàn có thể lợi dụng sơ hở của người dùng để chiếm mật khẩu, và thu lợi nhiều hơn từ chiếc máy bị đánh cắp.
Chia sẻ câu chuyện thực tế, tài khoản Facebook Đ.H cho biết cũng gặp trường hợp tương tự, khi đánh mất chiếc iPhone 6+. Cụ thể, người này đã nhận được tin nhắn giả mạo với nội dung thông báo rằng "Apple đã tìm được iPhone bị mất qua tin nhắn", đồng thời yêu cầu điền hai dòng thông tin là ID và mật khẩu.
Tuy nhiên sau khi kiểm tra đường link nói trên, Đ.H ngỡ ngàng phát hiện trang web chỉ mới được đăng ký từ 2 tháng nay, và không phải của Apple.
"Với thủ đoạn này, người dùng nếu sơ ý điền thông tin cá nhân có thể mất luôn tài khoản iCloud, gồm nhiều thông tin cá nhân như ảnh, tài khoản ngân hàng, tài liệu, danh bạ,...", Đ.H chia sẻ.
Theo nguồn tin riêng của Dân trí, đây có thể là thủ đoạn của một số cá nhân hoặc tổ chức chuyên làm dịch vụ "mở khóa iCloud".
Để dễ dàng đánh lừa "con mồi", các đối tượng này thường đăng ký tên miền website ngắn hạn với thiết kế giống hệt trang chủ của Apple, và yêu cầu người dùng nhập ID, password của tài khoản iCloud để thực hiện một thao tác nào đó, thường là xác định vị trí hoặc lấy lại chiếc iPhone bị mất.
Trong một số trường hợp, các đối tượng thậm chí có thể đổi tên hiển thị ở phần người gửi thành "Apple", hoặc tên gọi của một dịch vụ nào đó để làm tăng thêm sự tin tưởng.
Tránh rủi ro mất tài khoản iCloud thế nào?
Khi chiếc iPhone của bạn rơi vào tay kẻ xấu, chúng nhiều khả năng sẽ lợi dụng số điện thoại, địa chỉ email để tìm cách liên lạc với chủ nhân, từ đó tiến hành các thủ đoạn để nhằm chiếm được mật khẩu. Mục đích chính là thu lợi nhiều hơn từ chiếc máy bị đánh cắp đó.
Do đó, việc đầu tiên người dùng iPhone nên làm đó là dùng một chiếc điện thoại dự phòng (có thể là điện thoại của vợ, chồng/người thân) để đặt lại mật khẩu iCloud nếu chẳng may bị thất lạc.
Tuyệt đối tránh việc dùng SIM dự phòng trên chiếc iPhone đang dùng, tránh trường hợp bị mất máy, và mất luôn cả số điện thoại phục hồi mật khẩu.
Ngoài ra, người dùng iPhone nên đăng ký bảo mật 2 lớp với iCloud, để lỡ có lộ mật khẩu thì cũng không lo bị thoát tài khoản iCloud hoặc đánh mất các thông tin trên tài khoản iCloud của mình.
Người dùng cũng cần nâng cao cảnh giác, tỉnh táo khi nhấn vào bất cứ đường link nào được gửi tới, hoặc các tài khoản lạ cố gắng tìm cách liên hệ khi bị mất iPhone.
(Theo Dân Trí)
Một trong các hãng bảo mật lớn nhất thế giới vừa bị hack
FireEye, một trong các hãng bảo mật lớn nhất của Mỹ, cho biết đã bị tấn công mạng, lấy đi “kho” công cụ dùng để thử khả năng phòng thủ của khách hàng.