Chuyên gia nhận định xu hướng phát triển trong tình hình An toàn thông tin tại Việt Nam_tỷ số 7m
Báo cáo đã cập nhật ngắn gọn,êngianhậnđịnhxuhướngpháttriểntrongtìnhhìnhAntoànthôngtintạiViệtỷ số 7m dễ hiểu về hiện các cuộc tấn công mạng, tình hình thị trường An toàn thông tin, các yếu tố tác động đến thị trường,…
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, mọi hoạt động thường nhật của cá nhân đến tổ chức đều dần dịch chuyển lên không gian mạng. Người dân ngày càng quen thuộc với những thuật ngữ “ngân hàng số” “thương mại điện tử” hay “kinh tế số”, “ xã hội số”. Cũng trong tình hình đó, các cuộc tấn công hệ thống, lừa đảo qua mạng cũng gia tăng nhanh chóng về cả quy mô và mức độ nguy hiểm. Bởi vậy việc đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của môi trường Internet là một trong những yêu cầu quan trọng bậc nhất hiện nay.
Tại báo cáo trên, các chuyên gia đã dự đoán xu hướng phát triển trong tình hình An toàn thông tin Việt Nam. Những dự đoán này có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp chuẩn bị nguồn lực kịp thời để bảo vệ hệ thống trước các rủi ro ngày càng tăng cao trên môi trường mạng.
Nửa đầu năm sau 2021 tại Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế và các hoạt động chưa thể hoạt động trở lại bình thường trong thời điểm này. Các xu hướng An toàn thông tin năm 2021 được dự đoán bao gồm:
Xu hướng 1:
Xu hướng Internet of Things (IoT) được dự đoán sẽ có tác động mạnh mẽ tới An toàn thông tin . Dự đoán tới năm 2025, sẽ có khoảng 30 tỉ kết nối IoT, khoảng 4 thiết bị IoT/ người. Xu hướng IoT có ảnh hưởng rất lớn đến An toàn thông tin trên toàn cầu và Việt Nam.
Xu hướng 2:
Theo báo của của Flexera về xu hướng sử dụng điện toán đám mây cho biết chi phí đầu tư trong năm 2021 sẽ tăng 47% và triển khai ở tất cả lĩnh vực. Các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như One Mount, VP Bank bắt đầu chuyển dịch lên hạ tầng Cloud, tiềm ẩn các nguy cơ cao tấn công an minh mạng và lộ lọt thông tin. Cloud-based security tiếp tục là mối quan tâm cho các doanh nghiệp để phòng ngừa và đảm bảo bảo mật An toàn thông tin trên cloud.
Xu hướng 3:
Nhu cầu làm việc từ xa tăng cao trong thời điểm Covid-19 kéo theo rất nhiều rủi ro về an ninh mạng. Các xu hướng mới như Zero Trust thay cho các giải pháp VPN truyền thông đang được các công ty, doanh nghiệp quan tâm. Zero Trust được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2010 bởi John Kinderrvag, Forrester Research analyst với nguyên lý cơ bản “Never trust, always verify”. Covid-19 năm 2020 - 2021 đã đẩy nhanh quá trình ứng dụng Zero Trust trong bảo mật An toàn thông tin. Các giải pháp Zero Trust Network Access, Secure Access Service Edge (SASE) đang thu hút sự quan tâm trên toàn cầu.
Xu hướng 4:
Theo báo cáo “Do AI and Machine Learning make a difference in cybersecurity” của Webroot năm 2020, 96% người tham gia hiện đang sử dụng các sản phẩm Cybersecurity với AI Cybersecurity and Machine Learning.
Ứng dụng AI & Machine Learning giúp phát hiện các hành vi bất thường, phát hiện sớm, APT đang được các công ty an ninh mạng áp dụng để nâng cao trong các giải pháp An toàn thông tin như UEBA, SIEM.
Xu hướng 5:
Năm 2020 theo khảo sát CISO Effectivness của Gartner, 78% CISOs có từ 16 công cụ an ninh mạng trở lên. Việc sử dụng nhiều hãng An toàn thông tin dẫn đến vận hành phức tạp và gia tăng nhu cầu nhân lực. Xu hướng hợp nhất và tích hợp các sản phẩm An toàn thông tin được các hãng lớn quan tâm. Điều này xuất phát từ nhu cầu giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro khi vận hành
Phương Dung