Cải thiện dinh dưỡng trẻ em chưa đồng đều giữa các vùng miền_đội hình al feiha gặp al ittihad
Thông tin được PGS.TS Trần Thanh Dương,ảithiệndinhdưỡngtrẻemchưađồngđềugiữacácvùngmiềđội hình al feiha gặp al ittihad Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia, cho biết tại hội thảo Phát triển năng lực hệ thống trong công tác dinh dưỡng học đường tại Việt Nam. Sự kiện diễn ra ngày 20/10.
Gánh nặng kép về dinh dưỡng ở lứa tuổi học đường
PGS.TS Trần Thanh Dương cho hay dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ, sự phát triển thể lực, trí lực và thể chất, góp phần phát triển giống nòi, phát triển kinh tế và an sinh xã hội của quốc gia, dân tộc.
Ông Dương nhìn nhận việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của Việt Nam chưa đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt tại vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em và học sinh nước ta đã và đang đối diện với gánh nặng kép về dinh dưỡng, nghiêng về thừa cân, béo phì nhiều hơn suy dinh dưỡng. Ở khu vực miền núi, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn còn cao.
Theo PGS Dương, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi lại có gần 2 trẻ thấp còi. Đặc biệt, tỷ lệ này có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là vùng núi, vùng khó khăn so với thành phố, đồng bằng. Ở miền núi phía Bắc, 27,1% trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi, ở Tây Nguyên là gần 30%.
Đáng nói, tình trạng trẻ thừa cân, béo phì không chỉ ở khu vực thành thị hay đồng bằng, ngay trẻ em vùng nông thôn và miền núi cũng gặp. 18,3% học sinh khu vực nông thôn bị thừa cân, béo phì; vùng miền núi là 6,9%.
"Chưa bao giờ chúng ta nghĩ tới việc có những trường mẫu giáo gần 30% trẻ thừa cân, béo phì, rất đáng lo ngại", PGS.TS Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết.
Ở cấp tiểu học, khảo sát của Viện Dinh dưỡng ở học sinh lớp 5 tại một số quận, huyện của thành phố Hà Nội được tiến hành năm 2023 cũng chỉ ra tình trạng báo động khi số trẻ thừa cân, béo phì.
Cụ thể, ở khu vực nội thành, tại trường Tiểu học La Thành, quận Đống Đa, tỷ lệ học sinh lớp 5 bị thừa cân, béo phì là 55,7%, cao nhất trong 5 trường được khảo sát. Trường Tiểu học Trần Nhật Duật ở quận Hoàn Kiếm (51,4%), trường Tiểu học Lê Lợi, quận Hà Đông (49,5%), trường Tiểu học Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng (46,5%) và trường Tiểu học Dịch Vọng B, quận Cầu Giấy (45,5%).
Ở các trường thuộc khu vực ngoại thành tại Ba Vì, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Hoài Đức hay Thạch Thất, con số này cũng trên 20%. Thậm chí tại trường Tiểu học Quang Trung (huyện Phú Xuyên), cứ 10 học sinh lớp 5 lại có hơn 3 trẻ thừa cân, béo phì, tỷ lệ hơn 31%.
"Các nghiên cứu trước đây, học sinh tiểu học ở nông thôn bị thừa cân béo phì giao động từ 18-20%", Tiến sĩ Nhung nói.
Thiếu nguồn nhân lực y tế về dinh dưỡng học đường
Theo PGS Dương, một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng tại Việt Nam được xác định đó là yếu tố nguồn nhân lực (số lượng, chất lượng người thực hiện nhiệm vụ bảo đảm dinh dưỡng được đào tạo, được sử dụng…) còn thiếu.
Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn, kỹ thuật và kỹ năng, kinh nghiệm của lực lượng này cũng hạn chế. Tổ chức hệ thống tuyến quản lý, thực hiện triển khai các hoạt động bảo đảm dinh dưỡng ở các khu vực, vùng miền và trên phạm vi toàn quốc còn chưa đồng bộ, chưa đầy đủ và chưa đồng đều.
PGS.TS Bùi Thị Nhung cho biết từ kinh nghiệm của Nhật Bản, cần xây dựng mô hình điểm các bữa ăn học đường đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện, kinh tế địa phương, kết hợp với các hoạt động thể chất. Tiến sĩ Nhung bày tỏ hi vọng mỗi một trường học, một công ty thực phẩm, một tỉnh, thành đều có ít nhất một cử nhân về dinh dưỡng làm việc.
Trong Hướng dẫn thực hiện Nội dung 3 Dự án 7 Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, Bộ Y tế đặt mục tiêu cụ thể cho các khu vực này là:
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gày còm dưới 5%.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 15%.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi dưới 27%.