Cùng đó,ôBảoChâulêntiếngvụgianhậpviệnToáncủaTrungQuốđội tuyển bóng đá quốc gia montenegro còn thông tin lan truyền rằng GS Ngô Bảo Châu lấy tên tiếng Trung là Wu Baozhu - 吴宝珠 và chức danh của ông là giáo sư chủ nhiệm, thuộc biên chế chính thức của viện chứ không phải khách mời hay giáo sư thỉnh giảng.
Hình ảnh GS Ngô Bảo Châu trên website của Viện Toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân |
Những thông tin này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Trao đổi với VietNamNet, GS Ngô Bảo Châu cho hay: “Cách đây mấy năm tôi có đi Cáp Nhĩ Tân một vài lần để thỉnh giảng và tham gia hội đồng đánh giá hoạt động của viện nghiên cứu bên đó. Trong một chuyến đi như thế, hiệu trưởng trường Cáp Nhĩ Tân đã có buổi tiếp chính thức, tặng kỷ niệm chương và thông báo rằng trường luôn tiếp đón tôi bất kỳ lúc nào ở tư cách giáo sư thỉnh giảng. Tôi có đi thỉnh giảng, hợp tác nhiều nơi, nên tôi không thấy việc đi thăm Cáp Nhĩ Tân có gì đặc biệt hơn. Thường khi đi thỉnh giảng ở đâu đó, tôi sẽ quay lại một vài lần để công việc đi đến một kết quả gì đó, chứ không thuần tuý chỉ đi cho biết. Vì thế tôi chấp nhận lời mời của ông hiệu trưởng với ý định sẽ còn quay lại đó 2-3 lần, hợp tác nghiên cứu với một nhà toán học ở đó. Tuy nhiên vì dịch bệnh nên tôi chưa quay lại được. Trong thời gian đó tôi cũng có thêm nhiều kế hoạch khác phát sinh nên thực tế không rõ có đi thăm Cáp Nhĩ Tân trong tương lai gần nữa không”.
GS Ngô Bảo Châu. |
GS Ngô Bảo Châu cũng cho rằng chuyện mình lấy tên tiếng Trung là Wu là hoàn toàn sai sự thật.
“Có lẽ nhà trường đã đưa tin về buổi gặp của tôi với ông hiệu trưởng kia bằng tiếng Trung Quốc. Người Trung Quốc thường sẽ phiên âm tên người Việt Nam qua chữ của họ. Sau đó có thể do dịch qua Google thành như thế. Quay lại thì thành “tin vịt” trên mạng xã hội Việt Nam”.
GS Ngô Bảo Châu một lần nữa nhấn mạnh những thông tin đang được chia sẻ trên mạng xã hội về việc ông “trở thành thành viên của Viện toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân”, “lấy tên tiếng Trung là Wu Baozhu” hay “Chức danh của GS Ngô Bảo Châu là giáo sư chủ nhiệm, thuộc biên chế chính thức của Viện toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân” là không chính xác.
“Tôi không có trong biên chế ở trường đại học nào ở Trung Quốc. Nói chung, tôi không có ý định đi làm việc lâu dài ở bất kỳ chỗ nào ở Trung Quốc mà chỉ đi thỉnh giảng, hợp tác khoa học”.
GS Châu khẳng định, hiện nay biên chế của ông là giáo sư ở Đại học Chicago và trách nhiệm ở Việt Nam là Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán. GS Châu cũng cho biết thêm, trong 5 năm từ 2020-2025, ông sẽ thỉnh giảng ở College de France (Pháp) và việc đi thỉnh giảng các nơi khác sẽ không có định kỳ, chỉ là các chuyến đi ngắn.
Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (HIT) được thành lập vào năm 1920, là một trong 2 trường đại học đầu tiên được mô phỏng theo các trường đại học ở Liên Xô. Sau gần 100 năm, HIT đã phát triển thành một trường đại học nghiên cứu nổi tiếng ở Trung Quốc, cung cấp các bằng cấp về khoa học, kỹ thuật, quản lý, nghệ thuật, kinh tế và luật. Năm 1954, trường được xếp vào 6 trường đại học trọng điểm đầu tiên của nước này và được coi là cái nôi đào tạo các kỹ sư. Năm 1996, trường nằm trong “Dự án 211″ và được một trong 9 trường đại học đầu tiên trong “Dự án 985” vào năm 1999. Năm 2017, HIT lọt vào danh sách các trường hạng A. Hiện tại, HIT đã phát triển thành một học viện hàng đầu về kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán học (IASM) của Học viện đã được thành lập nhằm thúc đẩy phát triển chương trình giảng dạy toán học, nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học. Theo thông tin trên trang chủ, Viện Toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân - thuộc hệ thống Viện Khoa học hàn lâm Trung Quốc cho biết nhà toán học Ngô Bảo Châu là giáo sư thỉnh giảng. |
Thanh Hùng - Doãn Hùng
GS Ngô Bảo Châu: 'Tôi không buồn vì các con không làm Toán giống mình'
Nêu quan điểm về việc nuôi dạy các con, GS Ngô Bảo Châu cho biết, bản thân không đặt nặng về kết quả học tập hay điểm số. Điều ông mong muốn là các con trở thành những người độc lập, hạnh phúc và làm chủ cuộc sống của mình.