Trẻ đã mắc chân tay miệng vẫn có thể nhiễm lại_tỷ lệ bóng đá world cup

Trẻ đã mắc tay chân miệng vẫn có thể mắc lại,ẻđãmắcchântaymiệngvẫncóthểnhiễmlạtỷ lệ bóng đá world cup đặc biệt phụ huynh cần biết việcxác định bệnh chân tay miệng không chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm EV71 mà cầnkết hợp cả lâm sàng và xét nghiệm.

Đây là thông tin do ThS Đỗ Thị Thúy Nga chia sẻ tại tọa đàm “Một số bệnh truyềnnhiễm nhi khoa”. Chương trình do Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức với sự thamdự của ThS Đỗ Thị Thúy Nga, BS.CKII Đỗ Mai Hương - Bệnh viện Nhi TW và ThS HoàngThị Năng - Bệnh viện MEDLATEC.

Đông đảo bậc phụ huynh đã tham gia tọa đàm và chia sẻ những thắc mắc về cáchphòng chống các bệnh dễ lây lan trong mùa hè.

Đối phó với bệnh truyền nhiễm mùa hè

- Xin hỏi trẻ mắc bệnh chân tay miệng (EV71 dương tính) thì có mắc lại nữakhông?(H.T. T, 34 tuổi, Cầu Giấy)

{keywords}
Bậc cha mẹ tham gia đặt câu đặt câu hỏi.

ThS Đỗ Thị Thúy Nga:EV71 là virus điển hình gây ra bệnh tay chân miệng,tuy nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất mà còn rất nhiều nguyên nhân khác.Nếu kết quả xét nghiệm EV71 âm tính, không có nghĩa là không có nguy cơ mắc bệnhtay chân miệng, ngược lại nếu EV71 là dương tính không có nghĩa là phải điều trịtay chân miệng ngay. Trẻ đã mắc tay chân miệng vẫn có thể mắc lại.

Còn đối với bệnh sởi, thủy đậu, rubella khi đã mắc bệnh tạo ra miễn dịch tựnhiên nên hầu như không mắc lại suốt đời. Nếu có mắc lại cũng ở đưới dạng nhẹhoặc không triệu chứng.

Trường hợp bị chân - tay - miệng cần đi khám, theo dõi bệnh. Khi điều trị kếthợp cả lâm sàng và xét nghiệm.

- Khi trẻ bị phát ban thì thường nghĩ tới các bệnh gì? Các xét nghiệm đặchiệu để chẩn đoán là gì?(N.M.A, 43 tuổi, Ba Đình)

{keywords}
ThS Đỗ Thị Thúy Nga (bên phải) chia sẻ kinh nghiệm với các cha mẹ.

ThS Đỗ Thị Thúy Nga:Có rất nhiều bệnh liên quan đến sốt phát ban nên rấtkhó để nhận định bệnh gì nếu chỉ dựa trên các nốt phát ban. Do đó, tùy từngtrường hợp mà có các xét nghiệm cụ thể theo sự tư vấn của các bác sỹ, các phụhuynh tuyệt đối không tự ý quyết định khi không có kiến thức chuyên môn.

- Cháu bé gần 4 tuổi, gia đình đã tiêm phòng sởi 2 mũi cho cháu. Gia đình đọctrên mạng thấy nói tiêm 3 mũi là tốt nhất, tuy nhiên do cháu đang viêm họng nênnhân viên y tế chưa tiêm cho cháu. Xin hỏi có tiêm được luôn cho cháu hay không?(H.T.H, 29 tuổi, Ba Đình)

{keywords}
BS.CKII Đỗ Mai Hương

BS.CKII Đỗ Mai Hương:Khi trẻ bị tất cả các bệnh cấp tính (viêm họng, ỉachảy, viêm tai giữa,..) đều không nên tiêm phòng ngay mà cần điều trị khỏitrước. Mặt khác, cháu đã tiêm 2 mũi nên khả năng kháng xấp xỉ 80%, cần điều trịổn định trước khi tiêm mũi 3.

Chăm sóc đường hô hấp của trẻ

- Tôi có cháu được 28 tháng, thường xuyên bị bệnh đường hô hấp mỗi lần thayđổi thời tiết? Vậy xin hỏi bác sỹ cho hỏi đợt sau cháu khỏi có thể tiêm được cácthuốc thông thường không vì cháu bị từ bé rồi? (T. T. V, 61, Ba Đình)

BS.CKII Đỗ Mai Hương:Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do cơđịa của bé dị ứng thời tiết hoặc cơ thể có sức đề kháng kém nên cháu hay bị táiđi tái lại. Nên trước mắt, trong giai đoạn này, vacxin tiêm chưa phát triểnnhiều, nhưng đã có vacxin uống tiện lợi và có thể sử dụng ngay cả khi trẻ bịnhiễm bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, tai-mũi-họng, giúp phòng 8 loại vikhuẩn hay gây bệnh đường hô hấp.

Phụ huynh nên đến tư vấn thêm bác sỹ nhi để có hướng điều trị tốt và phù hợp vớiđiều kiện.

- Để giúp phụ huynh có thêm kiến thức tổng quát các bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ vềbệnh sởi, thủy đậu, viêm não hay chân - tay - miệng, xin BS.CKII Đỗ Mai Hươngcho biết thêm về cách phân biệt? Giai đoạn nào nên đến viện?

BS.CKII Đỗ Mai Hương: Tất cả những bệnh này có triệu chứng sốt và mỗiloại đều có những giai đoạn nhẹ, nặng. Giai đoạn nhẹ mà không có nguy cơ tiếntriển nặng có thể điều trị tại nhà. Ví dụ sau 2-3 ngày có phát ban, trẻ tỉnhtáo, hết sốt, tiếp xúc với mọi người thì đây là dấu hiệu không có biến chứng.Ngược lại, nếu trẻ tiếp tục sốt hoặc mệt mỏi không giảm, cơ thể yếu thì phải đưangay đến khám bác sĩ.

Chăm sóc trẻ và điều trị cho trẻ:
- Khi trẻ bị sởi, thủy đậu và chân - tay - miệng: không nên tiêm phòng.
- Cần tắm đúng cách: dùng nước ấm tắm, rửa từng phần (mặt, miệng, hốc mũi,tai,...), sau đó thấm khô. Không cho trẻ vào bồn tắm.
- Các vết thâm loét phải chấm thuốc theo y lệnh của bác sỹ, những trường hợpbệnh nhân có bội nhiễm không cần uống thuốc kháng sinh như sởi giai đoạn đầu,nhẹ chưa có biến chứng; nhưng khi có biến chứng sốt, viêm loét vẫn còn cần phảidùng thuốc để phòng các biến chứng gây bệnh.

Về dinh dưỡng:
- Cho trẻ ăn bình thường như thịt băm, thịt gà, bò, trứng hay sữa.
- Nếu trẻ đang ở giai đoạn sởi có biến chứng về phổi nên kiêng cua, cá nhưng khitrẻ ổn định tiếp tục cho trẻ ăn bình thường.

Thanh Loan(ghi)