Bitcoin: Trưởng thành nhưng không như mong đợi!_mu vs nottingham forest trực tiếp

Nuôi dưỡng trong sự hoài nghi

Lần gần nhất Bitcoin xuống vùng giá thấp như vậy đã cách đây 296 ngày,ưởngthànhnhưngkhôngnhưmongđợmu vs nottingham forest trực tiếp vào 21/7/2021. Tại thời điểm đó, chỉ trong 24 giờ, thị trường tiền điện tử bay hơi 89 tỷ USD. Bitcoin, với vai trò đồng tiền dẫn dắt, mất 50% giá trị so với đỉnh cao nhất 65.000 USD (tháng 4/2021).

Đáng ngại hơn, trước đó Bitcoin liên tục thất bại trong việc chinh phục mức cản 40.000 USD, tạo ra tâm lý sẵn sàng cho cuộc tháo chạy trong trường hợp giá tiếp tục đi xuống.

Việc Trung Quốc cấm hoàn toàn hoạt động khai thác và giao dịch tiền mã hoá, cũng như việc Tổng chưởng lý bang New Jersey ra phán quyết yêu cầu công ty cho vay tiền điện tử BlockFi chấm dứt việc trả lãi tài khoản, được cho là nguyên nhân chính khiến mọi người “lung lay” với ý tưởng nắm giữ Bitcoin như một loại tài sản đầu tư.

Tâm lý các nhà đầu tư lại quay về sự hoài nghi vốn có đối với tài sản tiền điện tử. Thậm chí, ngay cả khi bắt đầu có lực mua đẩy giá Bitcoin hồi lại, tăng hơn 7% vào ngày hôm sau, không nhiều người tin vào sự hồi phục của đồng tiền dẫn đầu này.

Vijay Ayyar, Giám đốc sàn giao dịch tiền mã hoá châu Á Thái Bình Dương Luno, cho rằng Bitcoin tăng giá sau chuỗi giảm giống như một cái bẫy (nguyên văn: “dead cat bounce” – Bước nhảy của con mèo chết, chỉ việc giá tài sản tăng lên sau khi giảm mạnh trước khi tiếp tục sụt giảm).

“Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố vĩ mô đang tạo áp lực lên các tài sản rủi ro, như lo ngại về lạm phát, Covid, sự giám sát của cơ quan quản lý. Tôi nghĩ Bitcoin sẽ về vùng giá 20.000 – 40.000 USD trước khi bật tăng trở lại”, Ayyar khi đó cho hay.

Trong khi đó, Nelson Chu, Giám đốc quản lỹ quỹ đầu tư Kinetic Capital, đồng tình với nhận định Bitcoin có thể “giảm xuống dưới 25.000 USD”.

Nhưng chính sau thời khắc “đen tối” nhất, Bitcoin lại vươn lên thu hút mọi sự chú ý của giới tài chính truyền thống, khi lần lượt chinh phục các mốc cản, dẫn dắt thị trường tiền điện tử bùng nổ và lên đỉnh 69.000 USD vào tháng 11/2021.

Trưởng thành nhưng không như mong đợi

Các tài sản rủi ro luôn có mức biến động lớn, đặc biệt đối với thị trường tiền mã hoá mới xuất hiện. Trong hành trình của mình, Bitcoin ghi nhận một số con sóng giảm lớn, với điểm chung báo hiệu cho những bước ngoặt sau đó.

Đợt giảm giá từ 64.000 USD xuống 30.000 USD trong giai đoạn từ tháng 4 tới tháng 7/2021 là nền tảng cho cú tăng giá mạnh về sau, đánh dấu sự bùng nổ và vị thế của các loại tài sản mã hoá.

Trong khi đó, chuỗi ngày lao dốc từ tháng 11/2021 đến tháng 1/2022 lại cho thấy đồng tiền này chưa thoát khỏi cái bóng của tài sản đầu cơ. Trong vòng 2 tháng, Bitcoin bị chốt lời liên tục đẩy giá chỉ còn 35.000 – 36.000 USD.

Paul Krugman, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel, cảnh báo sự biến động của thị trường tiền điện tử có sự tương đồng với cuộc khủng hoảng tài sản thế chấp dưới chuẩn vào năm 2007. Ông cho rằng nhà đầu tư đã tin vào sự cường điệu của tiền điện tử mà không thực sự nắm rõ rủi ro nó mang tới.

Cuộc khủng hoảng địa chính trị Nga – Ukraine tưởng chừng nhen nhóm trở lại hi vọng Bitcoin trở thành tài sản trú ẩn an toàn. Nhưng một lần nữa, đợt tăng giá cũng chỉ có thể đẩy đồng tiền này lên mức 48.000 USD trước khi quay trở lại “hoà nhịp” xu thế chung của thị trường tài chính thế giới.

“Thị trường chung đã cho thấy sự tương quan giữa Bitcoin và cổ phiếu”, Armando Aguilar, Giám đốc nghiên cứu chiến lược thay thế tại Ledn, nền tảng tiết kiệm và tín dụng tài sản số cho biết. “Chỉ số S&P 500 và Nasdaq có sự tương đồng lớn nhất với tỷ lệ lần lượt là 0,88% và 0,91%”.

Trong 4 tháng vừa qua, Bitcoin chỉ vài lần chạm giá 45.000 USD và chưa từng lên được mốc 50.000 USD kể từ 25/12/2021. Tuy nhiên, ngay cả với mức sụt giảm hiện tại, đồng tiền này vẫn đang gấp đôi giá trị của chính nó chỉ cách đây vài năm.

Biến động ngắn hạn, tăng trưởng dài hạn

Từ đầu năm 2022, nhà đầu tư Bitcoin phải đối mặt với nhiều tín hiệu tiêu cực liên quan tình trạng lạm phát, khủng hoảng địa chính trị cũng như làn sóng gia tăng lãi suất. Thị trường mã hoá theo sát diễn biến của thị trường chứng khoán, càng trở nên nhạy cảm trước những thay đổi mang tính vĩ mô.

Vào cuối năm ngoái, nhiều nhà đầu tư vẫn lạc quan Bitcoin sẽ có giá 100.000 USD. Theo nghiên cứu của Deutsche Bank, có 25% nhà đầu tư tin rằng đồng tiền này sẽ vượt 110.000 USD trong 5 năm tới.

Những người bi quan thì cho rằng Bitcoin sẽ giảm còn 10.000 USD trong năm nay, nhưng phần lớn vẫn tin vào kịch bản tươi sáng với đồng tiền mã hoá dẫn đầu này, chỉ là chậm hơn so với dự kiến.

“Tôi cho rằng Bitcoin sẽ biến động trong ngắn hạn và tăng trưởng về dài hạn”, Kiana Danial, nhà sáng lập Invest Diva và tác giả của cuốn “Đầu tư tiền ảo cho người mới” cho hay.

Jurrien Timmer, Giám đốc vĩ mô toàn cầu của Fidelity Investment, đưa ra dự báo nhà đầu tư có thể trông đợi sự tăng giá của Bitcoin về dài hạn do “sự chuyển động tự nhiên” của thị trường.

Nếu xét dưới góc độ tài sản rủi ro giống như các cổ phiếu công nghệ, nhận định đồng tiền tăng trưởng dài hạn nhưng trước mắt sẽ gặp biến động mạnh không phải không có cơ sở.

Theo dữ liệu của CoinShares, tỷ lệ ứng dụng Bitcoin đang tăng hàng năm ở mức 113%, trong khi Internet trước kia chỉ đạt 63%/năm. CoinDesk cũng cho biết số lượng ví mã hoá toàn cầu tăng 45% từ tháng 1/2020 đến tháng 1/2021, đạt xấp xỉ 66 triệu ví. Trong khi đó, sàn giao dịch Coinbase cho hay họ đang có hơn 73 triệu khách hàng, còn theo báo cáo gần đây của sàn Gemini, hơn 21,2 triệu người Mỹ đã sở hữu tài sản mã hoá.

Bên cạnh đó, việc cơ quan chức năng đẩy mạnh xây dựng quy trình quản lý  đối với tiền điện tử sẽ góp phần cải thiện niềm tin của nhà đầu tư, cũng có thể coi là tín hiệu các loại tài sản mã hoá, trong đó có Bitcoin phát triển ổn định hơn.

Vinh Ngô