Pháp đã chính thức trở thành nhà vô địch World Cup 2018 và nhận được cúp vàng từ tay cựu đương kim vô địch Đức sau 4 năm. Thế nhưng,úpvàngcủaWorldCupđượctạoranhưthếnàsoi kèo ý hôm nay đằng sau chiếc cúp vàng đặc biệt này vẫn có rất nhiều bí ẩn thú vị về nguồn gốc xuất xứ và quá trình làm ra nó.
Vào năm 1970, khi Brazil lên ngôi vô địch lần thứ 3 và giành quyền sở hữu vĩnh viễn đối với chiếc cúp cũ (Cúp Jules Rimet). FIFA đã quyết định tạo ra chiếc cup mới, Liên đoàn bóng đá Thế giới đã tổ chức một cuộc thi giữa 53 nhà thiết kế từ khắp nơi trên thế giới với mục đích tìm ra nhà thiết kế riêng cho chiếc cúp mới, người chiến thắng là Silvio Gazzaniga đến từ Milan, Italia.
Cúp vàng mới của FIFA World Cup có chiều cao 36,8 centimets, nặng 5 kilograms, với chất liệu là vàng 18 carat (75%). Phía dưới chân cúp là hai dải ngọc cẩm thạch, xen kẽ dòng chữ khắc nổi "FIFA WORLD CUP". Theo lời Gazzaniga, ông thiết kế ra chiếc cúp này là biểu tượng cho sự hân hoan và cảm xúc dâng trào của vận động viên trong men say chiến thắng, với hình ảnh hai cầu thủ ăn mừng và nâng cao quả địa cầu.
Thông thường, khi một đội đăng quang World Cup sẽ được trao bản gốc cúp vàng thật nhưng chỉ được nhận bản sao, còn sau đó sẽ phải trả lại cúp gốc cho FIFA lưu giữ và chỉ trưng bày ở một số sự kiện nhất định.
Cứ 4 năm một lần, một cúp bản sao bằng đồng (dựa trên bản gốc) sẽ được sản xuất tại công ty GDE Bertoni - chuyên sản xuất những sản phẩm nổi tiếng như cúp, huy chương và giải thưởng huy chương danh hiệu khác. Chiếc cúp này sẽ dành tặng cho Liên đoàn bóng đá có đội tuyển quốc gia giành chiến thắng tại World Cup. Sau đây là quá trình nhà thiết kế Silvio Gazzaniga tạo ra cúp vàng:
Một góc từ trên cao nhìn xuống tại trụ sở GDE Bertoni tại Paderno Dugnano, Ý:
Khuôn đúc bằng thạch cao vào năm 1970 được Silvio Gazzaniga chế tạo ra:
Sau khi được gỡ khỏi khuôn đúc, thân cúp được làm bằng đồng sẽ được đục, cắt tỉa bằng máy để loại bỏ những chi tiết thừa:
Dòng chữ khắc nổi dưới chân chiếc cúp "FIFA WORLD CUP " trước khi hoàn thiện sẽ được lồng thêm hai vòng tròn bằng ngọc cẩm thạch vào phía trên và dưới:
Sau khâu đẽo thô là đến công đoạn gia công tinh xảo bởi Pietro - chuyên gia bộ phận gia công tại GDE Bertoni đang tinh chỉnh chiếc cúp bằng búa và đục:
Công đoạn tiếp theo là đánh bóng bằng máy cũng được thực hiện bởi nhà thiết kế Pietro - ông là thành viên chủ chốt và lâu đời tại Bertoni, thậm chí cha mẹ của Pietro đã gặp nhau khi cả hai cùng làm việc cho công ty này:
Quá trình đánh bóng cúp đòi hỏi rất cao về độ tinh tế và khéo léo, để có thể hiện ra sắc vàng lung linh quen thuộc cần phải trải qua nhiều công đoạn đánh bóng khác nhau: