Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,áchcácloạbd kq c2 dem nay nhiều người dân lo lắng tìm mua các bộ test nhanh về tự thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, khi có kết quả xét nghiệm, người dân nên đối chiếu với hình thức test khác để đảm bảo kết quả chính xác.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay rao bán rất nhiều loại kit test không có nguồn gốc, xuất xứ, điều này có thể dẫn đến sai lệch trong xét nghiệm. Vì vậy, người dân nên mua các loại test phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, không nên mua test trôi nổi.
Muốn phát hiện được người nhiễm SARS-CoV-2 hay không chỉ bằng xét nghiệm. Đặc biệt có nhiều người nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng dễ nhầm với các bệnh khác (ví dụ cúm).
Kết quả xét nghiệm rất quan trọng trong công tác chống dịch. Kết quả không chính xác trong xét nghiệm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ dương tính nhưng kết quả lại âm tính khiến người bệnh chủ quan, làm virus lây lan ra cộng đồng. Thậm chí, trường hợp F0 chuyển nặng cũng không được phát hiện sớm. Trường hợp âm tính nhưng cho kết quả dương tính, người dân sẽ lo lắng, đi xét nghiệm kiểm tra lại gây mất thời gian, tốn kém.
Theo danh sách cập nhật của Vụ Trang thiết bị & Công trình y tế, tính đến ngày 11/2/2022, cả nước có 30 loại test nhanh kháng thể và 83 loại test nhanh kháng nguyên đã được Bộ Y tế cấp phép. Đối với test nhanh kháng nguyên, trong nước có 3 sản phẩm hàng Việt Nam và 80 loại nhập khẩu từ nước ngoài (trong đó, có 69 test nhanh, 11 test chạy máy miễn dịch). Dưới đây là danh sách cách loại test nhanh được Bộ Y tế cấp phép:
3 loại test nhanh sản xuất trong nước:
69 loại test nhanh nhập khẩu:
Ngọc Trang
Theo khuyến cáo của chuyên gia, để tránh lãng phí, tốn kém, người dân chỉ nên thực hiện việc test nhanh khi có các nguy cơ, triệu chứng mắc Covid-19.