Mẹo tiết kiệm, không bị “tiền mất tật mang” khi mua sắm online_kết quả bóng đá balan

Sau các đợt bán hàng giảm giá cuối năm,ẹotiếtkiệmkhôngbịtiềnmấttậtmangkhimuasắkết quả bóng đá balan như Black Friday hay Cyber Moday, rất nhiều người than phiền vì tình trạng khuyến mại ảo – tăng giá bán so với thực tế rồi giảm giá cho “có tiếng”. Hoặc hàng mua về không đúng chất lượng như kỳ vọng. Có những người vì dạo qua nhiều cửa hàng, trang web giảm giá cuối năm và mua về những thứ giá rất tốt nhưng không bao giờ dùng đến. 

Mặc dù ngày Black Friday hay Online Friday đã qua, nhưng mùa giảm giá cuối năm chưa hết, vì đây là dịp các hãng chạy đua để hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh cũng như bán được nhiều hàng hơn nhân các mùa lễ hội cuối năm. Những chương trình giảm giá lớn như Online Fever của Zalora mới bắt đầu ngày 12/12, Cách mạng mua sắm của Lazada chưa hết, các website riêng của các hãng hay nhà bán lẻ vẫn còn khuyến mại, và dạo các trung tâm mua sắm lớn bạn sẽ vẫn thấy những nhãn bán hàng giảm đến 50%. Những kinh nghiệm kinh điển sau đây sẽ giúp bạn mua hàng tiết kiệm, không bị tiền mất tật mang.

Lập danh sách những thứ cần mua

Việc này sẽ hạn chế việc bạn vung tay quá trán mà mua những thứ chả liên quan gì đến mục tiêu ban đầu. Lên danh sách cụ thể những thứ bạn cần mua, càng chi tiết càng tốt, ví dụ như: một chiếc máy ảnh, một chiếc túi nam, một lọ nước hoa mới, v.v…. Những thứ ưu tiên nên được xếp đầu danh sách và phải được “xử lý” trước tiên. Bạn chỉ được quyền “nghía” qua những món hàng khác khi đã hoàn thành xong danh sách ban đầu mà vẫn trong túi vẫn còn rủng rỉnh. Tuyệt đối không nên mua những thứ mà đem về rồi chẳng biết làm gì.

Tham khảo ý kiến trước khi quyết định rút ví

Việc này sẽ giúp bạn tránh mua phải món hàng với giá ảo. Việc đầu tiên dễ làm nhất là tìm kiếm món hàng đó trên mạng xem những nơi khác đang bán giá bao nhiêu, nếu món hàng bạn định mua thực sự rẻ hơn nơi khác thì mới mở hầu bao. Với hàng công nghệ, cần kiểm tra kỹ càng hàng bán là cũ hay mới, chính hãng hay xách tay, bảo hành ở đâu.

Khá nhiều trang web hiện nay hoạt động theo mô hình marketplace, như một khu chợ, do đó khi mua hàng cần xem đơn vị nào cung cấp món hàng đó, và chọn đơn vị cung cấp có uy tín. Các trang như Lazada, Sendo hoạt động theo mô hình chợ, do đó nên chọn hàng từ đơn vị cung cấp có uy tín hoặc do chính hai trang này bán. Các trang như Adayroi, Tiki tự bán hàng do mình cung cấp do đó nguy cơ gặp phải cửa hàng bán không uy tín sẽ giảm bớt. Hay Zalora chuyên bán hàng thời trang hầu hết do đơn vị này cung cấp, khá ít hàng hóa của đơn vị khác.

Thêm vào đó, khi mua món gì có thể tham khảo thêm ý kiến của bạn bè để xem món hàng đó dùng tốt không, nên mua ở đâu.

Nên nhớ rằng mua hàng online cũng như đi chợ, hãy là người tiêu dùng thông minh.