Các đơn vị thuộc Bộ GTVT thảo luận nội dung ứng dụng CNTT trong họp giao ban định kỳ_johor darul takzim vs
Các đơn vị phải xác định rõ vai trò trong xây dựng Chính phủ điện tử
Để hoàn thành những nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Chính phủ điện tử năm 2021,ácđơnvịthuộcBộGTVTthảoluậnnộidungứngdụngCNTTtronghọpgiaobanđịnhkỳjohor darul takzim vs Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tập trung thực hiện một số công việc.
Theo đó, bên cạnh yêu cầu đưa nội dung ứng dụng CNTT thảo luận trong các cuộc họp giao ban định kỳ của đơn vị, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ rà soát, ưu tiên thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Chính phủ điện tử, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị và Bộ để hình thành cơ sở dữ liệu của ngành.
Đồng thời, triển khai các biện pháp, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển Chính phủ điện tử Bộ GTVT tại đơn vị. “Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng nếu để xảy ra mất an toàn, an ninh thông tin, lộ bí mật nhà nước tại đơn vị mình”, văn bản chỉ đạo về triển khai xây dựng chính phủ điện tử Bộ GTVT năm 2021 nêu rõ.
Bộ trưởng GTVT cũng có chỉ đạo cụ thể với từng cơ quan, đơn vị trực thuộc như: Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành; các Vụ tham mưu, Văn phòng Bộ và Trung tâm CNTT.
Đơn cử như, với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành, người đứng đầu Bộ GTVT yêu cầu, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị gương mẫu trong sử dụng chữ ký số cá nhân để xử lý hồ sơ, công việc trên môi trường mạng. Bảo đảm đến tháng 7/2021, ít nhất 50% hồ sơ, công việc tại đơn vị (trừ văn bản mật) được xử lý trên môi trường mạng; đến tháng 12/2021 đạt tỷ lệ là 100%.
Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị về xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số Bộ GTVT. Chủ động tận dụng các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện các nội dung theo thứ tự ưu tiên.
Ưu tiên bố trí kinh phí cho xây dựng Chính phủ điện tử Bộ GTVT
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT, các Vụ: Kết cấu hạ tầng giao thông, An toàn giao thông, Vận tải phải chủ động tham mưu Bộ chỉ đạo các Tổng Cục, Cục, đẩy nhanh xây dựng cơ sở dữ liệu về kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, người điều khiển phương tiện phục vụ công tác quản lý, điều hành. Tham mưu, đề xuất Bộ bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm, kinh phí trong cập nhật và duy trì các cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung.
Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Vụ Tài chính tham mưu Bộ ưu tiên bố trí kinh phí, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử Bộ GTVT. Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu tham mưu Bộ quy định tiêu chí kết quả thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử khi đánh giá, xếp loại cán bộ hàng năm; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ.
Đối với Trung tâm CNTT, với vai trò là cơ quan đầu mối đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số Bộ GTVT, đơn vị này được yêu cầu phải kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để xem xét, giải quyết.
Trung tâm CNTT có trách nhiệm hoàn thiện Nền tảng chia sẻ, kết nối dữ liệu - LGSP Bộ GTVT, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia, phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Bộ; tập trung thực hiện nhiệm vụ xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung. Trung tâm là đơn vị chịu trách nhiệm về kỹ thuật kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ.
Bộ trưởng Bộ GTVT còn chỉ đạo Trung tâm CNTT tập trung thực hiện các nhiệm vụ khác như: Tham mưu xây dựng Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng dữ liệu ngành GTVT và ban hành quy định, hướng dẫn nhằm triển khai Nghị định 47 của Chính phủ về kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ số cho lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, đơn vị…
Theo Bộ GTVT, việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định như: xây dựng các hệ thống đổi mới phương thức, lề lối làm việc; cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp; xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý chuyên ngành... Tuy nhiên, nhận thức và mức độ triển khai giữa các đơn vị còn khác nhau, một số nhiệm vụ như xây dựng cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung triển khai còn chậm.