Tối 9/6,ángngợpmànbiểudiễntrênmặtnướccủacácnghệsĩnôngdâbongdaso trực tiếp trên mảnh đất cổ tích, vùng núi Sài – Chùa Thầy, gần 150 nông dân chất phát thuần hậu, đã bước ra sân khấu lớn nhất của đời mình trong vở “Thủa ấy Xứ Đoài” - vở diễn thực cảnh đầu tiên tại VN.
Vở diễn thực cảnh đầu tiên của Việt Nam, Thủa ấy Xứ Đoài là câu chuyện cổ tích về cuộc sống sinh hoạt làng quê Bắc Bộ từ nghìn năm trước, lấy cảm hứng dàn dựng từ các tích trò rối nước dân gian như: Tễu Giáo trò, Hội làng, Nông nghiệp cấy cày, Vinh qui bái tổ…
Vở diễn thực cảnh đầu tiên của Việt Nam Thủa ấy Xứ Đoài lấy thực cảnh thiên nhiên làm sân khấu biểu diễn với khán đài 2000 chỗ ngồi, tựa lưng vào cánh đồng lúa bát ngát, mặt hướng về ngọn núi Thầy huyền thoại, giữa khung cảnh bao la, rộng mở, là một sân khấu mênh mông hơn 3000m2 mặt nước.
Thấp thoáng sau lũy tre, những mái ngói rêu phong ẩn hiện, vừa gần, vừa xa, khung cảnh cổ tích được phục dựng công phu, chăm chút từng chi tiết, hầu hết phần trình diễn đều diễn ra trên mặt nước sương khói kỳ ảo.
Những hiệu ứng lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, đó là ngôi nhà đình nặng hàng tấn, dài 20m chạy ra sau rặng tre; là từ 10m sâu dưới đáy Long Trì, kỳ diệu hiện lên Thuỷ Đình nguyên bản nặng gần 10 tấn; là trên đỉnh núi Thầy cao trăm mét, hàng chục ngọn đèn như hào quang tỏa chiếu, tô điểm cho hình ảnh của Đức Thánh Tổ Từ Đạo Hạnh hiển linh; là hàng trăm ngọn đèn thắp sáng rực cả rừng tre xanh ngắt, nhuộm cả mặt hồ mênh mông.
Với âm hưởng âm nhạc múa rối truyền thống kết hợp chèo và World Music, Master Fader đã đồng hành cùng ekip của vở diễn trong hơn 1 năm để thực hiện phầm âm nhạc và hiệu ứng âm thanh, các thành viên của nhóm đã có nhiều ngày không ngủ, mang máy thu âm đến từng gốc cây, ngọn cỏ, ruộng lúa của khu vực chùa Thầy để thu những âm thanh chân thực nhất của cuộc sống nơi này.
Phần biên đạo được thực hiện bởi các vũ công Kiều Lê, Hà My, Xuân Sơn, Sơn Dương, Tùng Nguyễn, Đức Minh. Phục dựng rối nước được thực hiện bởi Quốc Khanh, Đoan Trang đến từ Nhà hát múa rối Thăng Long. Trong khi đó phần thực hiện sân khấu được chính đạo diễn Việt Tú cùng Hải Linh và Liên Anh thực hiện.
Đạo diễn Việt Tú - người lên ý tưởng và dàn dựng vở diễn hai năm cho hay bảo việc tham gia của người dân Sài Sơn vào tác phẩm này không chỉ là một giải pháp nghệ thuật bởi không gì dân gian bằng người dân mà còn mang lại lợi tích cho người dân. Họ biểu diễn với lòng tự hào về chính miền đất, di sản văn hóa của mình.
“Hơn một năm qua làm việc với những người nông dân để thực hiện vở diễn thực cảnh này nhiều lúc tôi muốn bỏ cuộc. Cũng nhiều lần định nói lời xin lỗi anh Đào Hồng Tuyển - chủ đầu tư vì mình không thể theo tiếp được nhưng rồi như một cuộc hạnh ngộ những năng lượng từ những người tôi gặp cho tôi thêm sức mạnh” - Việt Tú nói.
Cũng theo đạo diễn nổi tiếng này, việc kết nối những người nông dân vô cùng khó khăn. Anh kể: “Những người nông dân họ còn nhiều mối bận tâm nên để tập hợp họ cùng lúc để hướng dẫn đã là một thách thức, truyền dạy để họ quen và thuần thục với các tuyến đi, với các vũ đạo càng khó hơn.
Khi chúng tôi tập được nửa chặng đường thì có tới 40% người nông dân bỏ cuộc, người thì lý do chăm chồng ung thư, người thì bỏ lên thành phố làm việc khác, người gia đình không ủng hộ, có người bảo số tiền họ nhận được không bằng việc đi làm công việc khác… Và mỗi lần như thế chúng tôi lại bắt đầu công việc tìm kiếm và bắt đầu từ số 0.
Tôi và ê kíp của mình phải thuê nhà ở khu Chùa Thầy để dành thời gian hiểu cũng như động viên những người nông dân. Có nhiều tình huống rơi nước mắt nhưng cũng có những câu chuyện vui đến không ngờ. Nhưng tất cả đã làm nên một vở diễn thực cảnh như ngày hôm nay”.
Ánh Ngọc