Đi tìm lợi thế cạnh tranh của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo miền Trung_keo mu

Ngày 31/8,Đitìmlợithếcạnhtranhcủakhởinghiệpđổimớisángtạomiềkeo mu Vườn Ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) phối hợp với ISEV (Đề án 844 của Chính phủ) tổ chức hội thảo khoa học "Đi tìm lợi thế cạnh tranh của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo miền Trung” với sự tham gia của đại diện các doanh nhân, chuyên gia tư vấn về khởi nghiệp và gần 100 startup, các bạn trẻ có đam mê khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động thuộc khuôn khổ nhiệm vụ 4 đề án 844 “Nâng cao năng lực cá nhân quản lý, vận hành tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tổ chức đầu tư vốn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” của Bộ Khoa học - Công nghệ.

Các diễn giả chía sẻ tại Hội thảo "Đi tìm lợi thế cạnh tranh của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo miền Trung"

Ông Nguyễn Phạm Hà Minh, Giám đốc Dự án SIHUB 2020 cho rằng, lợi thế cạnh tranh đem lại từ các cụm ngành, trong đó xác định vai trò quan trọng của cơ quan nhà nước. Ông Minh đơn cử trường hợp Thành phố Chun Cheon (tỉnh Gangwon, Hàn Quốc). Trước 1995, Thành phố Chuncheon không có bất cứ triển vọng nào cho phát triển công nghiệp. Sau 1995, chính quyền Thành phố Chuncheon đã hoạch định chọn ngành công nghiệp sinh học là mũi nhọn phát triển cho thành phố này, thể hiện qua việc xây dựng các chính sách hỗ trợ trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cũng như xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp sinh học. Tầm nhìn hoạch định phát triển cụm ngành công nghiệp sinh học của Chính phủ Hàn Quốc và chính quyền tỉnh Gangwon đã thay đổi bộ mặt kinh tế của địa phương. Từ 2011 đến nay ngành công nghiệp sinh học đã tăng trưởng thành công thể hiện qua số lượng công ty công nghiệp sinh học phát triển lên đến 100, trong đó có 3 công ty được niêm yết trên sàn KOSDAQ.