Bộ ảnh giúp cô gái osin nhận học bổng đại học Mỹ_ty le keo ngoai hang anh

Một cô gái người Philippines làm công việc giúp việc nhà ở Hồng Kông đã được nhận học bổng từ Tổ chức Nhân quyền Magnum,ộảnhgiúpcôgáiosinnhậnhọcbổngđạihọcMỹty le keo ngoai hang anh học tại ĐH New York.

{keywords}
Xyza Cruz Bacani, cô gái 27 tuổi người Philippines làm giúp việc ở Hồng Kông

Xyza Cruz Bacani viết trên Facebook cá nhân hiện có 7.000 người theo dõi rằng: “Ước mơ đã trở thành sự thật. Tôi sẽ tới New York và được học hành đàng hoàng. Tôi đã bật khóc khi nhận được tin này”.

Báo New York Times cũng từng viết về cô gái 27 tuổi, người Philippines này. Cô tới Hồng Kông làm giúp việc vì bà chủ của mẹ cô (mẹ cô cũng là một người giúp việc nhà) muốn có một người giúp việc khác quen biết để chăm sóc bà.

Điều đặc biệt giúp Bacani được nhận học bổng là cô chính là tác giả của rất nhiều bức ảnh về cuộc sống ở Hồng Kông.

{keywords}

Bacani và mẹ đã làm công việc này ở Hồng Kông được gần 9 năm nay. Khi còn đang học cao đẳng ở Philippines, cô vô cùng thích thú với nhiếp ảnh, nhưng cô chỉ xoay sở mua được một chiếc máy ảnh vài năm sau khi tới Hồng Kông. Chiếc máy ảnh đầu tiên của Bacani là Nikon D90, được mua từ tiền vay mượn của bà chủ.

Từ đó, cô đam mê chụp ảnh. “Tôi chỉ bước ra ngoài và chụp” – cô chia sẻ với New York Times. Hầu hết những bức ảnh của Bacani là ảnh đen trắng và được đăng tải trên trang xyzabacaniphotography.com.

Là một người giúp việc, Bacani phải dành 6 ngày/ tuần để nấu nướng, dọn dẹp và trông trẻ. Vào ngày nghỉ, cô đi lang thang khắp thành phố để chụp ảnh.

“Khi tôi mang theo chiếc máy ảnh, tôi không còn là người giúp việc nữa. Tôi là một cô gái bình thường” – Bacani chia sẻ.

“Đó cũng là một cách bảo vệ bản thân, bởi vì khi bạn là người giúp việc ở đây, họ chỉ đối xử với bạn theo một cách duy nhất”.

{keywords}
Bacani và những bức tranh của mình

Sau đó, Bacani ghi lại hình ảnh của một nhóm phụ nữ ở khu vực trú ẩn dành cho phụ nữ nhập cư bị lạm dụng.

“Khi tôi gặp các cô gái, tôi đã nói chuyện với họ, an ủi họ và tôi không thể tin được rằng người ta lại có thể làm những việc đó với đồng loại của mình”.

“Chúng tôi giống nhau, đều là những người nhập cư. Nhưng tôi có chủ nhà tôn trọng mình và đối xử với mình như một con người, nhưng những người này thì không. Họ bị đối xử quá tệ” – cô gái 27 tuổi nói.

Bacani phải bỏ học cao đẳng ở quê nhà, sang Hồng Kông làm giúp việc khi mới 19 tuổi để em trai và em gái có tiền đi học ở Philippines. Cô bắt đầu chụp ảnh cách đây 4 năm.

Những bức ảnh của Bacani thường được chụp qua những ô cửa sổ, những tấm gương. Cô “đùa nghịch” với ánh sáng để tạo ra sự kịch tính, tương phản về màu sắc. Cô đăng tải những bức ảnh mới lên Facebook hoặc blog hằng ngày. Đó là cũng là cách mà cô thu hút sự chú ý của nhiếp ảnh gia người Philippines Rick Rocamora – người đã giới thiệu Bacani tới cộng đồng các cố vấn.

Ngay sau đó, những cơ hội lớn bắt đầu mở ra với cô gái giúp việc nhập cư. Đầu tiên là bản lý lịch trích ngang trên blog Lens của tờ New York Times, sau đó là tài trợ của Fuji Film, giúp cô thực hiện một triển lãm tại Tổng Lãnh sự quán Philippines ở Hồng Kông.

Tháng 12 năm 2014, Bacani bước chân vào câu lạc bộ phóng viên nước ngoài tại Hồng Kông – nơi mà những bức ảnh của cô đang được đóng khung 20x29cm, treo trên một bức tường gạch màu vàng.

Rất dễ để hiểu tại sao Bacani hay bị nhầm là một du khách hay một cô gái đi rong chơi trên các con phố của Hồng Kông. Cô mặc chiếc áo hoodie màu xanh, niềng răng và để tóc mái lệch.

{keywords}
Hai người phụ nữ an ủi trong tại trại trú ẩn dành cho phụ nữ nhập cư bị lạm dụng
{keywords}
Hàng nghìn người nhập cư đang phải âm thầm làm việc trong những gia đình Hồng Kông. Chị Kuryati tới từ Indonesia bị buộc tội ăn cắp và vừa trở về từ một phiên tòa căng thẳng.
{keywords}
Shirley bị bỏng độ 3 khi làm đổ bát súp nóng vào lưng và tay. Chủ nhà sa thải cô ngay sau đó vì chê cô bệnh tật.
{keywords}
Họ sống tạm trong khu nhà dành cho những nạn nhân bị lạm dụng.
{keywords}
Bacani chụp một người biểu tình ở Hồng Kông đang ngủ trên mặt đường nhựa
{keywords}
Một người biểu tình Hồng Kông chụp ảnh cảnh sát bằng điện thoại của anh ta.
{keywords}
Cảnh sát đang cố dẹp người biểu tình
{keywords}
Bacani chụp cái bóng của mình trên một chiếc xe buýt ở Causeway Bay - một trong những khu mua sắm nhộn nhịp nhất Hồng Kông. Dù đã sống 9 năm ở đây nhưng cô vẫn cảm thấy không thuộc về nơi này. "Khi bạn là người giúp việc, bạn không có quyền là nhiếp ảnh gia" - cô nói.
{keywords}
Những cô gái đợi khách bên ngoài câu lạc bộ đêm Wild Cat trên phố Lockhart ở Wan Chai - một khu đèn đỏ của Hồng Kông.
{keywords}
Bacani nói rằng chiếc máy ảnh bảo vệ cô khỏi định kiến sự phân biệt ở thành phố này - nơi rất coi thường những người giúp việc
{keywords}
"Khi tôi mang theo máy ảnh, tôi là một cô gái bình thường"
{keywords}
Bacani bỏ học trường y tế ở Philippines để sang Hồng Kông làm giúp việc, nuôi 2 em ăn học
{keywords}
Bacani mong muốn sẽ trở thành một phóng viên ảnh

  • Nguyễn Thảo(Theo CNN, Straittimes)