Máy chủ Thế vận hội mùa đông bị hack_kết quả bóng đá anh đêm nay
TheáychủThếvậnhộimùađôngbịkết quả bóng đá anh đêm nayo Yonhap, ban tổ chức Thế vận hội mùa đông PyeongChang thông báo máy chủ của họ đã bị một kẻ nặc danh tấn công ngay trong buổi lễ khai mạc tối 9/2. Uỷ ban tổ chức cho hay cuộc tấn công khiến truyền hình Internet tại Trung tâm Báo chí Thế vận hội chịu ảnh hưởng nặng nề.
Ban tổ chức đã tạm ngưng hoạt động các máy chủ nhằm tránh thêm thiệt hại. Trang chủ của Thế vận hội PyeongChang 2018 vì lý do này cũng bị tạm ngưng, khiến các khách hàng đã đặt vé điện tử trên website cũng không thể in ra giấy.
Đến khoảng 8 giờ sáng ngày 10/2, trang chủ Thế vận hội đã hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên thông tin chi tiết về cuộc tấn công vẫn chưa được cung cấp.
Trước đó, nhiều chuyên gia bảo mật đã lên tiếng cảnh báo các sự kiện quốc tế quan trọng như Thế vận hội là mục tiêu hoạt động của các tin tặc.
Cuộc tấn công đã được cảnh báo trước
Cách đây ít ngày, tại một cơ sở không đề tên ở Pyeongchang, nhóm chuyên gia bảo mật trực thuộc Trung tâm Chỉ huy An ninh của Ủy ban Olympic cho biết đang theo dõi mọi động tĩnh tấn công mạng nhắm vào Thế vận hội mùa đông 2018.
Theo dõi này chủ yếu tập trung vào nhóm tin tặc Triều Tiên, những người từng nhòm ngó hệ thống tài chính, truyền thông và hệ thống hạ tầng quan trọng của Hàn Quốc trong nhiều năm qua.
Bên cạnh đó, tin tặc Nga cũng bị cáo buộc sẽ có hoạt động trả đũa lệnh cấm vận động viên nước này không được tham dự Thế vận hội mùa đông 2018.
Và trên thực tế, các hoạt động xâm nhập vào máy tính liên quan tới Thế vận hội mùa đông 2018 đã được thực hiện cách đây nhiều tháng, các chuyên gia bảo mật cảnh báo.
Hiện chưa rõ các tin tặc sẽ thao túng sự kiện Olympic lần này ra sao. Tuy nhiên, rất có thể nhóm người này sẽ tìm kiếm thông tin nói xấu vận động viên và ban tổ chức, hay đơn giản là phá hoại hệ thống chấm điểm hoặc chiếu sáng.
Tháng trước, công ty an ninh mạng McAfee cảnh báo hơn 300 hệ thống máy tính liên quan tới Olympic đã bị tấn công, và nhiều hệ thống trong số này đã bị xâm nhập.
Đó là đợt tấn công đầu tiên. Còn đợt tấn công thứ hai vừa xảy ra khi tin tặc chuyển dữ liệu đánh cắp từ máy tính nạn nhân về máy tính của chúng.
Để tìm ra chân tướng sự việc chắc chắn sẽ mất hàng tháng trời. Ryan Sherstobitoff, phân tích viên cao cấp của McAfee, cho rằng các cuộc tấn công dường như được tổ chức tốt và được hậu thuẫn bởi nguồn lực đáng kể, có thể là “cả quốc gia”.
Phát ngôn viên Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) từ chối bình luận về cách giải quyết mối đe dọa của tổ chức này.
Thế vận hội mùa đông 2018 không phải sự kiện quốc tế duy nhất bị tin tặc nhòm ngó. Đàm phán hạt nhân năm 2015 tại Geneva và các thảo luận về khí hậu năm 2009 tại Copenhagen cũng bị tin tặc can thiệp.
John Hultquist, giám đốc công ty an ninh mạng FireEye, cho biết thế vận hội liên quan tới nhiều quốc gia và nhiều môn thể thao nên dễ trở thành mục tiêu tấn công từ nhiều phía.
FireEye cáo buộc tin tặc Nga đã can thiệp vào máy tính của các tổ chức liên quan tới Thế vận hội Olympic trong nhiều tháng qua.
Trong số này có nhóm tin tặc Fancy Bear, từng bị cáo buộc liên quan tới vụ hack năm 2016 vào máy tính của Ủy ban Quốc gia Dân chủ Mỹ (DNC).
Fancy Bear đã phát tán nhiều thư điện tử về bất đồng quan điểm giữa các quan chức thể thao và nhà điều tra liên quan tới cáo buộc vận động viên Nga sử dụng doping một cách có hệ thống.
Trend Micro, công ty bảo mật có trụ sở tại Tokyo, cho biết Fancy Bear đã tấn công hệ thống máy tính của Liên đoàn Bóng rổ Quốc tế, Liên đoàn Trượt băng Quốc tế và Liên đoàn Điền kinh Quốc tế vào các tháng cuối năm 2017.
Cuộc tấn công xảy ra trong lúc Ủy ban kỷ luật IOC đang chuẩn bị lệnh cấm hàng chục vận động viên Nga bị phát hiện dùng doping trong Thế vận hội mùa đông 2014 ở Sochi, Nga.
Năm 2016, tin tặc Nga cũng tấn công mạng Cơ quan Chống Doping Thế giới sau khi tổ chức này khuyến cáo cấm vận động viên Nga dính doping tham dự Thế vận hội Mùa hè 2016 tại Rio.
Trường hợp xấu nhất, tin tặc sẽ tắt đèn tại các địa điểm diễn ra sự kiện, hoặc làm giả kết quả thi đấu - Betsy Cooper, giám đốc điều hành Trung tâm An ninh mạng tại Đại học California, cảnh báo.
Để bảo vệ thế vận hội lần này, Hàn Quốc đã huy động hàng chục nghìn nhân viên an ninh, bao gồm các chuyên gia phân tích an ninh mạng và 50.000 binh sĩ. Đây được xem là một trong những kỳ Olympic được bảo vệ nghiêm ngặt nhất từ trước tới nay.
Suốt nhiều tuần qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thiết lập trung tâm theo dõi an ninh tạm thời dưới tầng một đại sự quán nước này tại Seoul. Trong tuần này, các nhà phân tích của Bộ Ngoại giao, cộng đồng tình báo và Bộ An ninh Nội địa Mỹ sẽ tới Hàn Quốc.
Tại một địa điểm bí mật khác ở Pyeongchang, các nhân viên an ninh Hàn Quốc, nhà tài trợ Olympic, nhà cung cấp công nghệ và bộ phận giám sát không gian mạng từ khắp nơi trên thế giới đang giám sát màn hình máy tính nhằm phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn.
Theo Zing