Nhiều mối nguy “rình rập” trẻ trên không gian mạng
TheỨngdụngdiđộnggiúpquảnlýgiámsáthoạtđộngcủatrẻtrênkhônggianmạnhận định bóng đá anho đánh giá của các chuyên gia, tại Việt Nam, các công cụ công nghệ nhằm bảo vệ trẻ em chưa thực sự phổ biến nhưng trên thị trường thế giới các sản phẩm này không còn quá xa lạ với người dùng. Apple Screentime hay Google Family Link khá tiêu biểu và miễn phí.
Tuy nhiên, nhược điểm của các phần mềm Apple Screentime hay Google Family Link là nhiều tính năng bị giới hạn và không thể cross-platform, nghĩa là máy bố mẹ và máy con phải cùng hệ điều hành iOS hoặc Android. Trong khi đó, các phần mềm Qstodio, Kaspersky SafeKid cho phép người dùng sử dụng các hệ điều hành khác nhau, tuy nhiên giá thành lại khá cao.
Bên cạnh đó, trên thực tế, các sản phẩm bảo vệ trẻ em của nước ngoài chủ yếu tập trung nhiều vào việc quản lý app và thời gian sử dụng app hoặc thiết bị của trẻ nhỏ (dưới 13 tuổi) mà chưa đào sâu yếu tố bảo mật, an toàn thông tin. Cụ thể hơn, thiết bị của trẻ vẫn có khả năng bị tấn công bằng hình thức phishing, mã độc… khi dùng các sản phẩm trên.
Trong khi đó, đối tượng trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên chưa đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để phân biệt nội dung tốt nào là tốt, nội dung nào là xấu và nên bỏ qua. Các em cũng đang ở lứa tuổi muốn tìm hiểu và khám phá mọi thứ, luôn tò mò về thế giới xung quanh nên việc bị dụ dỗ, lôi kéo và lợi dụng rất dễ xảy ra. Chưa dừng ở đó, các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng hiện nay cực kỳ tinh vi, thậm chí người lớn nếu không có đủ kiến thức về an ninh mạng hay những kiến thức xã hội nhất định cũng có thể bị tấn công.
Ứng dụng SafeMobile hiện đang được đơn vị phát triển thử nghiệm cung cấp tại địa chỉ safezone.mobi |
Xuất phát từ thực trạng trên, Công ty cổ phần an toàn thông tin CyRadar đã nghiên cứu và phát triển giải pháp SafeMobile, ứng dụng di động giúp quản lý và giám sát thiết bị, hành động của trẻ em trên không gian mạng.
Điểm khác biệt của SafeMobile so với các sản phẩm khác là ứng dụng này không những chú trọng vào trẻ nhỏ mà còn muốn bảo vệ lứa tuổi vị thành niên - nhóm đối tượng có nhu cầu sử dụng thiết bị thông minh rất lớn, cho mục đích học tập, giải trí, mạng xã hội… nhưng nhận thức an toàn thông tin chưa cao, dễ bị lừa đảo, tấn công.
Hiện đang được đơn vị phát triển thử nghiệm cung cấp tại địa chỉ safezone.mobi, ứng dụng di động hỗ trợ quản lý và giám sát thiết bị, hành động của trẻ em trên không gian mạng - SafeMobile cũng đồng thời giúp các vị phụ huynh quản lý được hạn mức sử dụng thiết bị và Internet của con, tránh bị lạm dụng gây hiện tượng nghiện, ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ nhỏ.
Giải pháp SafeMobiel không thua kém sản phẩm ngoại về khả năng bảo mật
Nói về cơ hội cho các sản phẩm bảo vệ trẻ em “Make in Vietnam”, đại diện Công ty CyRadar cho rằng: Các ứng dụng “Make in Vietnam”, do sinh sau đẻ muộn và cũng có thể do thiếu cách tiếp cận phù hợp nên các sản phẩm này chưa thu hút được sự quan tâm của người dùng trong nước.
“Tuy nhiên, tôi nghĩ các sản phẩm nếu tính năng tốt, dễ sử dụng đối với người Việt Nam, giá cả phù hợp thì chắc chắn theo thời gian, vẫn sẽ có nhiều người sử dụng ủng hộ”, đại diện Công ty CyRadar nêu quan điểm.
Với giải pháp SafeMobile, đơn vị phát triển cho biết, ứng dụng đã vượt qua quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt của Apple Store và Google Play Store và đã có mặt trên 2 thị trường ứng dụng lớn này.
“So sánh với các sản phẩm ngoại, chúng tôi tự hào nói rằng, về khả năng bảo mật, SafeMobile không thua kém bất kỳ sản phẩm nước ngoài nào. Tuy nhiên, so với một số sản phẩm hàng đầu trên thế giới, do sinh sau đẻ muộn nên chúng tôi cần nhiều thời gian phân tích và thu thập dữ liệu lớn để làm dữ liệu đầu vào cho sản phẩm”, đại diện CyRadar cho hay.
Đặc biệt, do được tập trung phát triển dành riêng cho người dùng Việt, ứng dụng SafeMobile sở hữu rất nhiều tính năng nổi trội, chuyên biệt, dựa trên thực trạng sử dụng ứng dụng, thiết bị mạng và tình hình bảo mật tại Việt Nam. Dự kiến trong tương lai gần, đơn vị phát triển giải pháp SafeMobile sẽ đồng bộ và phát triển bộ sản phẩm này trên máy tính và các thiết bị thông minh khác, ví dụ như Smart TV.
Chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển sản phẩm hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, đại diện CyRadar cho biết, sự định hướng và ủng hộ của nhà nước, Bộ TT&TT, cụ thể là “Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng đến năm 2025” được phê duyệt tại Quyết định 830 ngày 1/6/2021.
Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng khiến xu hướng học tập online trở nên cần thiết và phổ biến hơn bao giờ hết. Từ đó, nhà trường và các bậc phụ huynh cũng nhận thức rõ hơn về sự cấp thiết của các giải pháp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Dẫu vậy, trong quá trình phát triển và hoàn thiện ứng dụng SafeMobile, nhóm phát triển cũng đã gặp phải một số khó khăn nhất định. Trước hết việc phát triển sản phẩm mobile là một hướng đi mới, cần nhiều thử nghiệm với đội ngũ nhân sự vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển phần mềm trên các nền tảng khác.
Mặt khác, Apple và Google cũng áp dụng nhiều điều khoản nhằm khống chế số lượng và nâng cao chất lượng của dòng sản phẩm nhạy cảm này. Đơn cử năm 2019, Apple đã cấm tất cả các sản phẩm Parental control trên App Store và sau đó gỡ bỏ lệnh cấm nhưng nâng mức độ kiểm duyệt và hạn chế lên rất nhiều.
“Điều đó đồng nghĩa với việc để có mặt trên App Store hay CH Play, ứng dụng SafeMobile của chúng tôi phải đảm bảo các yêu cầu chặt chẽ cả về nội dung, hiệu năng sử dụng, trải nghiệm người dùng; đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt luật về quyền và bảo vệ dữ liệu người dùng (GDPR) – liên tục được thắt chặt qua các năm”, đại diện CyRadar thông tin thêm.
Vân Anh
Lần đầu Việt Nam có chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng
Với việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng đến năm 2025, lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng.