Vừa qua,Đãcóvắcxinchophụnữmangthaiphònghogàởtrẻsơkết quả bd công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam cùng Hội Phụ Sản Việt Nam và Hội Y học dự phòng Việt Nam đã tổ chức chuỗi Hội thảo khoa học: "Sẻ chia kháng thể - Phòng bệnh Ho gà cho trẻ sơ sinh ngay từ trong thai kỳ" cùng với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành và hơn 1000 nhân viên y tế trên khắp cả nước.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã đề cập đến gánh nặng bệnh ho gà với tần suất mắc cao nhất được ghi nhận ở nhóm trẻ chưa đủ tuổi hoàn tất lịch tiêm chủng cơ bản. PGS.TS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung Ương cho biết có hơn 50% trẻ mắc bệnh nặng có nguồn lây từ mẹ và nhiễm bệnh trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch ở 3 tháng đầu đời. Các báo cáo y khoa trên thế giới cho thấy có tới 93% các trường hợp phải nhập viện và theo dõi biến chứng như viêm phổi, co giật hay tổn thương não, và hơn 73% các ca tử vong có liên quan đến ho gà xảy ra ở nhóm tuổi trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Sớm nhận thấy sự cần thiết phải chủng ngừa để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ này, Tổ chức y tế thế giới và hơn 40 quốc gia bao gồm Anh, Mỹ, Brazil, Úc... đã ban hành khuyến cáo chủng ngừa cho phụ nữ mang thai nhằm giúp bảo vệ mẹ và trẻ sơ sinh phòng bệnh ho gà trong giai đoạn “Khoảng trống miễn dịch”.
Vừa qua, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng vắc xin Tdap của GSK trong thai kỳ và Bộ Y tế Việt Nam cũng đã phê duyệt vắc xin này để tiêm phòng cho phụ nữ mang thai nhằm truyền kháng thể phòng bệnh ho gà, uốn ván và bạch hầu cho trẻ sơ sinh ngay từ trong thai kỳ (trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ).
Tại phiên tham luận, TS.BS Lê Quang Thanh, Chủ tịch Hội Y Học Bà Mẹ và Thai Nhi TP.HCM, Giám đốc bệnh viện Từ Dũ nhắc nhớ về bài học từ đại dịch Covid-19, khi chúng ta nhận thấy rõ hơn lợi ích của chủng ngừa đối với sức khỏe con người. Trước khi Covid-19 xảy đến, chúng ta dành rất nhiều thời gian để thuyết phục cả nhân viên y tế và cộng đồng về việc phòng bệnh từ sớm bằng vắc xin, tuy nhiên do một vài rào cản mà độ bao phủ về chủng ngừa ở người lớn và phụ nữ mang thai còn thấp. Tuy vậy, chúng ta ghi nhận những tín hiệu đáng mừng và chuyển biến tích cực khi đã có nhiều người quan tâm hơn đến phòng bệnh kể từ sau đại dịch.
Chuỗi hội thảo khoa học lần này cũng là dịp để các chuyên gia một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải triển khai chủng ngừa cho các nhóm người lớn và phụ nữ mang thai. Các dữ liệu khoa học, nghiên cứu lâm sàng, các bài học thành công từ các quốc gia phát triển đã được cập nhật, từ đó nêu bật vai trò quan trọng của khối điều trị như bác sĩ hô hấp, bác sĩ sản khoa trong việc tư vấn chủng ngừa cho người lớn tuổi, người có bệnh nền và đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Ths.BS. Phạm Thị Mỹ Liên, Chủ tịch GSK Việt Nam chia sẻ: “GSK vinh dự được đồng hành mang những giải pháp y khoa tiên tiến mới về Việt Nam để người dân được tiếp cận và phòng ngừa từ sớm bằng vắc xin, tương đồng với các quốc gia phát triển khác. Chúng tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai những hướng dẫn thực hiện chủng ngừa bảo vệ trọn đời, ưu tiên đối tượng người cao tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính và phụ nữ mang thai để bảo vệ mọi người tránh khỏi những căn bệnh nguy hiểm vốn đã được phòng tránh bởi vắc xin”.
Doãn Phong