Tốt nghiệp Cấp 3,ọcnghềcơkhíchàngtraiquêlúatựmởcôngtysảnxuấtđồchơkèo nhà cái tỷ lệ thay vì thi đại học, chàng trai Quản Quốc Quân (SN 1986 - thôn Đồng Đức, Phúc Thành, Vũ Thư, Thái Bình) lựa chọn học nghề cơ khí chế tạo máy tại các xưởng sản xuất tư nhân.
Sau này anh tiếp tục theo học hệ trung cấp của trường Cao đẳng nghề TP.HCM để nâng cao tay nghề.
Từ nền tảng ban đầu, Quốc Quân mở xưởng sản xuất đồ chơi với khát vọng đưa đồ chơi gỗ Việt Nam ra thế giới.
Sản phẩm đồ gỗ của công ty anh Quân làm giám đốc. |
Trở thành ông chủ nhờ học nghề
Quốc Quân tâm sự, khi mới rời ghế nhà trường, dù các bạn thi nhau đăng ký vào các trường đại học, anh vẫn có lựa chọn của riêng mình. “Lúc đó tôi chỉ nghĩ đơn giản là mọi người ít học nghề, mình theo học chắc sẽ có cơ hội phát triển hơn”, anh nói.
Ban đầu Quân học nghề tại các xưởng sản xuất theo kiểu cầm tay chỉ việc, thợ lành nghề đào tạo cho các thợ phụ.
Anh Quản Quốc Quân. |
Tay nghề vững, anh xin vào làm công nhân cho một vài công ty chuyên về cơ khí chế tạo máy. Qua năm tháng, anh đúc rút cho bản thân mình nhiều kinh nghiệm quý giá.
Rồi anh chuyển về công ty sản xuất đồ chơi trẻ em bằng gỗ tại Hà Nội. Nhờ có tay nghề về cơ khí chế tạo, anh nhanh chóng tiếp cận được với lĩnh vực này.
Do am hiểu về cơ khí, anh càng thuận lợi khi sử dụng máy móc sản xuất đồ chơi. Thời gian này, anh nhận thấy tay nghề tốt chưa đủ, bản thân muốn giỏi hơn nữa thì phải học bài bản hơn, bổ sung kiến thức tại các trường dạy nghề.
Xuất phát từ đó, anh đăng ký theo học một lớp trung cấp nghề chế tạo máy vào buổi tối, ban ngày vẫn đi làm.
Anh kể, quãng thời gian học nghề, cuộc sống khó khăn hơn nhưng anh không cho phép mình nản lòng. Những lúc nghỉ ngơi giữa giờ làm việc, anh mang dụng cụ ra nghiên cứu, nghiền ngẫm sách vở mà thầy dạy trên lớp.
Tốt nghiệp hệ trung cấp cũng là lúc Quân được đề bạt lên làm tổ trưởng tổ kỹ thuật. Công việc đang ổn định, thu nhập khá anh bất ngờ xin nghỉ quay về quê vì gia đình xảy ra biến cố.
Ngày nhàn rỗi ở nhà, anh mang đồ ra chế tạo những chiếc máy nhỏ và tự làm đồ chơi gỗ cho khỏi buồn chán. Đó cũng là khi anh bắt đầu có ý định thành lập doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ chơi. Tuy nhiên, cái khó là vốn ban đầu làm nhà xưởng, mua trang thiết bị không có.
Thương anh, người nhà anh huy động họ hàng nội, ngoại chung tay giúp đỡ. Mỗi người một ít, gom góp lại được 300 triệu đồng đưa Quân khởi nghiệp với công ty quy mô nhỏ.
Anh Quân giới thiệu sản phẩm tại chương trình về khởi nghiệp tại Vũ Thư (Thái Bình). |
Giai đoạn đầu mới đi vào hoạt động, công ty của Quân còn gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn đơn hàng xuất đi phải trả về vì một vài lỗi nhỏ trên sản phẩm.
Chàng trai 8X cho biết, sản phẩm đồ chơi trẻ em làm từ gỗ được thị trường ưa chuộng vì độ an toàn, bền đẹp và thân thiện môi trường. Nguyên liệu chính là gỗ thông được sấy khô, nhập từ miền Nam. Trung bình mỗi sản phẩm mất 1 ngày để hoàn thiện.
Người thợ cần tính toán ra phôi gỗ để tiết kiệm được nguyên liệu nhất nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Bởi, chỉ cần tính toán sai 1mm cũng làm hỏng cả sản phẩm. Sản phẩm hoàn thiện được phủ sơn màu sắc hoặc đánh bóng. Những loại sơn này đều có độ an toàn với trẻ khi tiếp xúc theo tiêu chuẩn của thế giới.
Do làm bán thủ công nên số lượng hàng chưa sản xuất được nhiều. Thời gian tới, anh dự định sẽ đầu tư thêm máy móc để mở rộng sản xuất.
Ngoài sản xuất theo mẫu các đối tác đặt, Quốc Quân còn vận dụng kiến thức của mình từ nghề cơ khí chế tạo máy, sản xuất các sản phẩm có động cơ như: Đoàn tàu gỗ chạy được trên đường ray…
Khát vọng chinh phục thị trường nước ngoài
Thời gian đầu, công ty của Quốc Quân chủ yếu sản xuất cho các đối tác xuất khẩu, sản phẩm làm ra đóng logo và tên đối tác. Sau này, anh nhận thấy cần tìm hướng đi mới cho sản phẩm nên thành lập công ty thứ 2 để quảng bá và phát triển thương hiệu đồ chơi riêng.
Một số sản phẩm anh Quân làm cho trường mầm non. |
“Bài toán khó đối với chúng tôi là sản xuất ra đồ chơi chất lượng tốt nhưng phải đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ví dụ: Một xe vịt tập đi cho trẻ, sản xuất từ gỗ thông có giá 200 nghìn đồng nhưng nếu hàng của Trung Quốc, làm từ gỗ giấy (loại gỗ ép) chỉ có 60 nghìn đồng”, anh kể.
Quốc Quân chia sẻ, nếu chạy theo mức giá đó, doanh nghiệp có thể rơi vào phá sản, lỗ liên tục. Chính vì vậy, anh liên kết và mở rộng quan hệ làm ăn với bạn hàng bên nước ngoài, tìm hiểu văn hóa cũng như cách làm ăn của họ.
Anh từng bước đưa sản phẩm của mình sang nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản. Các sản phẩm được đối tác Nhật Bản đặt hàng đều là đồ chơi gỗ, có cùng mẫu mã, kích thước, phần lớn là đồ chơi giá cả bình dân, bán trong các cửa hàng một giá.
Anh cho biết: “Nhật Bản là thị trường khó tính. Họ đòi hỏi các sản phẩm phải hoàn hảo như nhau. Chỉ cần sơ suất nhỏ cả đơn cũng bị trả về. Đó là rủi ro lớn. Vì thế tôi luôn cố gắng hạn chế nhược điểm của sản phẩm”. Do đó anh cùng mọi người phải chung sức nghiên cứu cách khắc phục, trả hàng cho khách đúng tiến độ và chất lượng.
Ngoài ra, anh giới thiệu mặt hàng của mình đến các siêu thị, cửa hàng đồ chơi khắp Bắc - Nam theo hình thức ký gửi. Hàng bán được, anh mới thu tiền.
Từ cách tiếp cận đó, thương hiệu đồ chơi gỗ bên anh đã được người tiêu dùng biết đến, lựa chọn. Các sản phẩm anh sản xuất gồm: cũi, ngựa bập bênh, xe tập đi, đồ chơi trí tuệ (xếp hình), đồ chơi con thú ngộ nghĩnh dạy trẻ về màu sắc, tủ đựng đồ chơi cho bé…
Anh cho biết, mỗi tháng, xưởng sản xuất đồ chơi của anh tạo việc làm cho 6 lao động chính. Khi có đơn hàng lớn, lượng nhân công làm thời vụ là 20 người. Mức thu nhập của lao động từ 3 - 3,5 triệu đồng/tháng.
Đồ chơi trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhưng có thể làm ống cắm bút với trẻ cấp I. |
Nỗ lực của anh đã truyền cảm hứng cho không ít bạn trẻ ở địa phương. Năm 2014, anh vinh dự được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh tặng giấy khen “thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”.
Năm nay đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến tình hình sản xuất chung của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, anh vẫn lạc quan rằng khó khăn chỉ là tạm thời và tin mình sẽ ổn định được tình hình sản xuất kinh doanh.
Một góc nhà xưởng của anh Quân ở thôn Đồng Đức. |
Quốc Quân cho biết, việc quảng bá thương hiệu vẫn được anh đẩy mạnh truyền thông qua các hoạt động trên mạng xã hội, qua đó một số trường mầm non đã liên hệ, đặt anh sản xuất trang thiết bị.
Cũng theo Quốc Quân, trung bình thu nhập của anh trước khi có dịch bệnh là 30 – 50 triệu đồng/tháng. Hiện thu nhập có giảm nhưng anh nhìn nhận đây cũng là cơ hội để mình nghiên cứu, thay đổi mô hình sản xuất kinh doanh.
Minh Khuê