Sáng 1/3 (ngày 21 tháng Giêng năm Giáp Thìn),ốnhútdànthiếunữđồngtrinhmangđaokiếmbảovệtrailàngtungkiệsoi kèo real vs leipzig mặc cho thời tiết rét mướt, hàng vạn người dân, du khách thập phương đã đổ về bờ biển Quỳnh Phương từ rất sớm tham dự lễ cầu ngư trong ngày chính của Lễ hội đền Cờn (Nghệ An) năm 2024. Đây là nét đẹp văn hóa, truyền thống trong đời sống tâm linh của người dân vùng biển Hoàng Mai.
Để đảm bảo an toàn, ban tổ chức đã phải lập các hàng rào xung quanh khu vực, có lực lượng công an bảo vệ để tránh người dân tự ý xông vào, gây mất an ninh trật tự.
Phần lễ cầu ngư được tổ chức trang trọng với mong ước một năm mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều hải sản, cầu lộc, cầu yên.
Đến phần thụ lộc, hàng rào được mở ra, hàng nghìn người, có cả thanh niên, người già, trẻ nhỏ cùng ùa vào “cướp lộc” với mong ước gặp nhiều may mắn.
Ấn tượng tại buổi lễ là đội nữ gồm 23 người phục vụ là những thiếu nữ đồng trinh 16 - 18 tuổi. Các trinh nữ mặc trang phục áo dài truyền thống, tay cầm đao gỗ, kiếm gỗ xuyên suốt quá trình tổ chức.
Em Hồ Tâm Anh (học sinh lớp 11, THPT Hoàng Mai) chia sẻ: ”Để phục vụ chu đáo cho buổi lễ sáng nay (1/3), em cùng các bạn dậy từ 1h sáng. Thời tiết khá lạnh nhưng chúng em cảm thấy vinh dự khi được góp phần nhỏ bé cho thành công của Lễ hội đền Cờn năm nay”.
Tiếp đến, các thanh niên, trai làng khỏe mạnh vừa rước vừa tung kiệu dọc bãi biển. Màn rước kiệu đặc sắc từ bờ biển lên đền Cờn vô cùng cuốn hút du khách.
Đền Cờn (hay đền Mẫu Cờn Nghệ An) là ngôi đền nổi tiếng nhất xứ Nghệ. Đền gắn liền với câu nói “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng” về 4 ngôi đền nổi tiếng xứ Nghệ.
Đền nằm trên gò Diệc, gần với cửa biển Lạch Cờn, nay là làng Phương Cần, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai.
Ngôi đền lưu giữ nhiều giá trị văn hóa quan trọng của địa phương. Năm 1993, đền được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2017, Lễ hội đền Cờn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Lễ hội đền Cờn năm 2024 diễn ra trong 3 ngày từ 28/2-1/3 (tức ngày 19 - 21 tháng Giêng) với nhiều hoạt động sôi nổi. Phần lễ bao gồm lễ khai quang, yết cáo, khai hội - lễ mới, cầu ngư, rước voi, rước ngựa, lễ hợp tế, yết vị, lễ đại tế và lễ tạ.
Phần hội gồm triển lãm ảnh, chương trình văn nghệ, hội thi tiếng chim hót chào xuân, thi đấu các môn thể thao như đua thuyền, đẩy gậy, bóng chuyền, kéo co và các trò chơi dân gian truyền thống của địa phương.
Khôi phục Lễ hội chùa Tam Chúc là mong mỏi của nhân dânLễ khai hội chùa Tam Chúc xuân Giáp Thìn năm 2024 diễn ra ngày 21/2 có sự tham gia của đông đảo Phật tử và người dân.