Mong ước nhỏ nhoi của giáo viên dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11_lịch thi đấu cúp bồ đào nha
Tháng 11 này có một ngày đặc biệt - ngày Nhà giáo Việt Nam,ướcnhỏnhoicủagiáoviêndịpngàyNhàgiáoViệlịch thi đấu cúp bồ đào nha tôn vinh công lao đóng góp của hàng triệu giáo viên trên cả nước đối với sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo. Xin được chia sẻ một vài mong mỏi, ao ước của giáo viên nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Thứ nhất, được yên bình
Tháng 11 là tháng mà giáo viên vô cùng vất vả, bội thực với các phong trào từ chuyên môn đến văn hóa, thể dục, thể thao…
Giáo viên phải chuẩn bị các tiết dạy mẫu, các tiết dự giờ, thao giảng, hội giảng, các cuộc thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, phong trào văn hóa, văn nghệ cho giáo viên và học sinh chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam...
Gần đến ngày 20/11, các thầy cô càng tất bật hơn, chuẩn bị hoa, quà, chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, chuẩn bị tiếp đón đại biểu, cấp trên…
Trong suốt buổi tiệc 20/11, nhiều giáo viên được phân công tiếp đón khách, sau đó khách ra về thì phải dọn dẹp bàn ghế, chén đũa, vệ sinh… để ngày hôm sau, việc học diễn ra bình thường…
Giáo viên chỉ mong tháng 11 được yên bình, không quá vất vả, áp lực.
Thứ 2, thu nhập được cải thiện
Giáo viên mới ra trường nhận lương chỉ trên 3 triệu đồng/tháng, giáo viên công tác 20 năm cũng chỉ tầm 8 triệu đồng… Mức lương này không còn phù hợp, cần thay đổi.
Các nhân viên trường học như kế toán, thư viện… cũng cần sớm được quan tâm, cải thiện lương, thu nhập.
Thứ 3, tổ chức 20/11 nhẹ nhàng, ý nghĩa
Dịp 20/11 này, giáo viên mong muốn có được ngày kỷ niệm đúng nghĩa, được cấp trên quan tâm, không phải vất vả, giảm áp lực trong công việc và cuộc sống.
Giáo viên không mong ngày 20/11 được nhận hoa, quà của học sinh, chỉ mong học sinh học thật giỏi, chăm ngoan và thành đạt.
Thứ 4, giảm các việc hình thức
Giáo án theo Công văn 2345, 5512 mỗi bài dài hàng chục trang, mỗi giáo án hàng ngàn trang, cho thấy bệnh hình thức chưa được thuyên giảm, mong được xem xét lại.
Các cuộc thi giáo viên giỏi, khoa học kỹ thuật, kiến thức pháp luật… vẫn còn nặng tính hình thức, chưa phát huy tác dụng, mong được giảm bớt.
Thứ 5, dân chủ trong trường học được nâng cao
Một trong những nguyên nhân khiến giáo viên ngao ngán, bỏ việc, ngoài lương là sự thiếu dân chủ sự thiếu dân chủ trong trường học, hiệu trưởng chuyên quyền độc đoán, gây bè phái, mất đoàn kết.
Giáo viên mong được bỏ phiếu tín nhiệm hoặc bầu hiệu trưởng công khai, dân chủ, mong lựa chọn hiệu trưởng có tâm, trách nhiệm.
Thứ 6, các trường được tuyển dụng giáo viên
Theo người viết, hãy mạnh dạn giao quyền tự chủ tuyển dụng cho nhà trường, tuyển sinh nhiều đợt, không phải mỗi năm tuyển một lần như hiện nay.
Bên cạnh đó, cần xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, để họ được sớm trở thành viên chức.
Thứ 7, được xếp lương công bằng
Thông tư 01-04/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông xếp hạng giáo viên còn chưa công bằng, hợp lý, đang được Bộ GD-ĐT sửa đổi, bổ sung.
Giáo viên mong được chuyển xếp lương mới, trong đó tránh việc chia hạng, xếp lương cào bằng, hên xui, chưa đánh giá đúng năng lực, chưa thể hiện người giỏi có thành tích ở hạng cao.
Thứ 8, mong được bảo vệ
Giáo viên mong muốn được bảo vệ trước áp lực, trước những trường hợp phụ huynh xông vào trường hành hung, mắng nhiếc…
Xin có cái nhìn đúng đắn hơn về nghề giáo, xin đừng quá khắt khe, đừng đổ lỗi và áp lực lên nhà giáo, hãy chung tay cùng nhà giáo trong việc giáo dục học sinh tiến bộ.
Thứ 9, mong được thưởng Tết
Giáo viên nhiều nơi nhiều năm liền không được thưởng Tết, đương nhiên các ngày lễ càng không có đồng nào, rất thiệt thòi, ngậm ngùi.
Thu nhập đã thấp, lại không có thưởng Tết khiến giáo viên càng thêm khó khăn.
Giáo viên mong được có lương “tháng thứ 13” như những ngành nghề khác.
Xuân Mai