Nhạc sĩ Lê Minh Sơn muốn quản lý tất cả bài hát trên Internet_xem bóng đá keonhacai

Nhạc sĩ,ạcsĩLêMinhSơnmuốnquảnlýtấtcảbàiháttrêxem bóng đá keonhacai nhạc công Lê Minh Sơn gắn bó với dòng nhạc dân gian, ruộng vườn, ao chuôm, cánh cò, đồng lúa, được thể hiện qua những tác phẩm đậm đà bản sắc Việt. Anh cũng thường xuất hiện trong vai trò giám khảo các cuộc thi, các chương trình âm nhạc trong nước. Hiện nay, Lê Minh Sơn còn đặt tâm huyết vào một lĩnh vực khá mới mẻ với một nghệ sĩ, đó là bản quyền âm nhạc trực tuyến.

{keywords}
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn đang đặt tâm huyết vào một lĩnh vực khá mới mẻ với một nghệ sĩ, đó là bản quyền âm nhạc trực tuyến.

Được biết anh cùng với cộng sự mới thành lập một công ty chuyên về bản quyền âm nhạc trực tuyến. Cơ duyên nào đã thúc đẩy anh khởi nghiệp sang lĩnh vực khá mới mẻ đòi hỏi ứng dụng công nghệ cao như vậy?

Việc tôi thành lập công ty chuyên về bản quyền âm nhạc trực tuyến xuất phát từ khát vọng chung của những người làm nghề sáng tạo, tôi muốn các tác phẩm âm nhạc phải được minh bạch khi sử dụng. Một đất nước văn minh và phát triển, đầu tiên là phải bảo vệ được chất xám, bảo vệ được sự sáng tạo của con người. Tôi lấy ví dụ ở Mỹ, Luật bản quyền đã có từ năm 1937, họ làm rất chặt, đặc biệt là bản quyền trên môi trường Internet. Anh em nhạc sĩ ở nước ngoài rất sướng vì những sáng tạo của họ được tôn trọng, được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt. Nhạc sĩ sống hoàn toàn bằng thu nhập từ tác phẩm, sống bằng tác quyền, còn ca sĩ sống bằng nguồn thu từ băng đĩa và những show diễn.

Trở lại câu chuyện ở Việt Nam, rất ít hãng âm nhạc quốc tế và ca sĩ nổi tiếng vào nước mình bởi chúng ta không bảo vệ được bản quyền về hình ảnh, bản quyền về show diễn, về tác giả. Khi tham gia ký kết các hợp đồng biểu diễn với nước ngoài, quy định đầu tiên họ đưa ra là phải bảo vệ được tác quyền, bảo vệ được quyền tác giả. Trong khi đó, tại Việt Nam vấn đề vi phạm bản quyền âm nhạc đang diễn ra tràn lan, không thể kiểm soát được.

Anh có thể chia sẻ các nhạc sĩ Việt Nam đang gặp bất công như thế nào trong việc bảo vệ những tác phẩm, những “đứa con tinh thần” của mình?

Ở Việt Nam đã có Trung tâm Bảo vệ Bản quyền tác giả âm nhạc do nhạc sĩ Phó Đức Phương cùng các nhạc sĩ khác sáng lập (VCPMC - hiện giờ do nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn làm Giám đốc). Trung tâm cũng hỗ trợ các nhạc sĩ trong việc bảo vệ bản quyền tác phẩm âm nhạc nhưng mới làm được một phần rất nhỏ so với sự kỳ vọng của các nhạc sĩ. Đặc biệt là vấn đề quản lý bản quyền âm nhạc trên mạng Internet thì Trung tâm chưa có đủ công cụ và giải pháp kỹ thuật, cũng như nhân sự để quản lý.

Trên thực tế, có hàng triệu bài hát của các nhạc sĩ Việt Nam đang trôi nổi trên mạng. Ví dụ, có tới hơn 200 bài hát của Lê Minh Sơn đang bị những người mà tôi không quen biết sử dụng trên mạng. Có những người tự gom các bài hát của tôi vào những kho riêng, lập album riêng để kinh doanh, khai thác quảng cáo. Không riêng gì tôi, rất nhiều nhạc sĩ khác đều bị tình trạng tương tự. Người ta cứ tự nhiên sử dụng những bài hát, không hề xin phép tác giả chứ chưa nói là trả tiền tác quyền.

Phần lớn các nhạc sĩ đều vô tư nghĩ rằng bài hát của mình được nhiều người hát thì rất vui, không để ý tác phẩm bị lợi dụng ra sao. Nhưng anh em, bạn bè rồi học trò phát hiện ra có những tác phẩm của mình đang được người khác sử dụng, khai thác kiếm lợi, trong khi chính những người sáng tạo ra các bài hát ấy lại không được xin phép, không được hưởng bất cứ khoản tiền tác quyền nào. Tôi cho rằng đó là sự thiếu tôn trọng các nhạc sĩ.

Vấn đề vi phạm bản quyền trên môi trường số ở Việt Nam không chỉ diễn ra trong âm nhạc mà còn ở nhiều lĩnh vực khác nữa như truyền hình, phim ảnh. Với việc ra đời một công ty về bản quyền âm nhạc trực tuyến, anh có ý tưởng giúp các nhạc sĩ quản lý sáng tác của mình như thế nào?

Khi tìm kiếm lại các bài hát của hàng ngàn nhạc sĩ Việt Nam đang được sử dụng một cách tự do, tôi mới nhận ra là: Chúng ta phải làm gì để anh em nhạc sĩ được tôn trọng? Dùng giải pháp nào, đường đi nước bước như thế nào tôi đã suy nghĩ từ rất lâu. Phải kết hợp với những người bạn để bảo vệ chất xám của anh em nghệ sĩ, đấy là tiêu chí đầu tiên. Tiêu chí thứ hai, đó là sự minh bạch.

Minh bạch tức là gì? Là tất cả những ai khai thác, sử dụng các tác phẩm âm nhạc thì bản thân nhạc sĩ hay đơn vị được nhạc sĩ ủy quyền phải biết được. Ai, ở đâu, đang làm gì với tác phẩm của mình?

Minh bạch tức là mình kết hợp với một bên có đủ các giải pháp công nghệ, để làm sao mà mỗi nhạc sĩ có một mã số riêng, một kho nhạc riêng. Ví dụ, mã số của ông Lê Minh Sơn là 002 chẳng hạn, chỉ cần click vào đấy là tôi có thể kiểm soát được tất cả các bài hát của mình đang vang lên ở đâu, ai là người nghe, ai là người sử dụng. Thậm chí bên Mỹ, hay bất kỳ đâu mà có người đang nghe, đang sử dụng tác phẩm của tôi thì công cụ kỹ thuật sẽ cảnh báo về cho tôi và cả người sử dụng. Minh bạch được như thế thì người sử dụng âm nhạc mới trả tiền sử dụng tác phẩm cho nhạc sĩ. Minh bạch còn thể hiện ở chỗ khi có người dùng tác phẩm thì số tiền họ trả sẽ được hiển thị ngay lập tức trên tài khoản của nhạc sĩ.

Tất cả những giải pháp quản lý âm nhạc trực tuyến này tôi đã suy nghĩ từ rất lâu. Lúc đầu chỉ dám mơ ước thôi nhưng khi gặp một người rất giỏi công nghệ thì anh ấy nói với tôi là: “Với thực tiễn và kinh nghiệm đang triển khai, việc này sẽ làm được”. Từ 2 năm nay tôi và bạn ấy đang âm thầm xây dựng một hệ thống kỹ thuật để quản lý tất cả tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam. Hệ thống này liên quan rất nhiều đến công nghệ và đang gần đến bước hoàn thiện cuối cùng.  

Tôi muốn có một hệ thống thật minh bạch để kiểm soát hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu bài hát đang lang thang trên mạng. Tôi muốn xây dựng hệ thống mà mỗi nhạc sĩ phải có một mã số riêng (giống như số chứng minh thư). Khi nhạc sĩ muốn kiểm tra, muốn xem tác phẩm của mình đang có những ai sử dụng thì chỉ cần click chuột là nó tự động thống kê, các nhạc sĩ sẽ tự “đánh dấu” tác phẩm của mình trên môi trường số.

Nhạc sĩ có thể cho biết chiến lược phát triển để giấc mơ của anh sớm thành hiện thực?

Mơ ước lớn nhất của tôi là làm thế nào quản lý được tất cả các bài hát đang lang thang trên Internet. Trung tâm VCPMC cũng quản lý khá hiệu quả việc sử dụng âm nhạc ở các quán karaoke, băng đĩa, biểu diễn tại sân khấu. Nhưng bây giờ hầu hết người nghe nhạc trên mạng là chủ yếu, mà trên môi trường mạng ở Việt Nam, tôi cho rằng vẫn chưa có được sự văn minh trong câu chuyện thu và trả tiền tác quyền. Do đó, rất cần có sự hỗ trợ của những giải pháp công nghệ thông minh, và tôi đang dùng công nghệ để hiện thực hóa giấc mơ của mình.

Xin cảm ơn anh!

 

 Tuệ Nhi

 

Âm nhạc trực tuyến bùng nổ, nhạc sĩ cần giải pháp để minh bạch việc sử dụng tác quyền

Âm nhạc trực tuyến bùng nổ, nhạc sĩ cần giải pháp để minh bạch việc sử dụng tác quyền

Để tác phẩm của mình được sử dụng minh bạch trên môi trường số, các nhạc sĩ cần phải dựa vào giải pháp có khả năng bảo mật được sáng tác, đồng thời ghi nhận được chính xác số lần tác phẩm của mình trên từng hệ thống.