Những thầy cô giáo ấn tượng năm 2018_lượt đi c1

- Chỉ bằng những thay đổi nhỏ ở thái độ khi lên lớp hay những hành động,ữngthầycôgiáoấntượngnălượt đi c1 sự quan tâm dù rất nhỏ nhưng gần gũi và đầy ắp tình yêu thương, các thầy cô giáo đã chiếm trọn trái tim của các cô cậu học trò.

>> 2018: Năm của những sự kiện giáo dục "chưa từng có"

Thầy giáo bế con cho sinh viên làm bài thi

Đó là thầy giáo Nguyễn Văn Kết (giảng viên của Trường CĐ Công nghệ và Thương mại Hà Nội). Thầy đã bế con cho sinh viên của mình làm bài thi trong suốt 2 giờ đồng hồ.

{keywords}
 

Cũng vì bất đắc dĩ, không có ai trông con nên nữ sinh viên phải bế con theo lên lớp. Trong khoảng thời gian đó, có một vài lần cháu bé quấy khóc và thầy giáo phải dỗ dành. Nữ sinh cho biết cô cảm thấy may mắn.

{keywords}
Thầy Nguyễn Văn Kết (giảng viên của Trường CĐ Công nghệ và Thương mại Hà Nội)

Nhiều sinh viên của trường nhận xét thầy là người dễ tính, tốt bụng và rất nhiệt tình. Đặc biệt, ngoài việc luôn động viên học tập, thầy rất quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của sinh viên.

Cô giáo mừng tuổi theo cách đặc biệt

Chỉ với ít tiền, với màn mừng tuổi học trò “có một không hai”, cô Dư Thị Lan Hương, giáo viên dạy Toán của Trường THCS Chu Văn An (quận 1, TP HCM) khiến không khí lớp học trở nên vui tươi và rộn tiếng cười.

Thay vì phát tiền mừng tuổi cho từng học trò và để mừng hết sẽ mất rất nhiều tiền, cô giáo chọn cách thử thách vận may và khả năng của học trò với trò thả tiền và bắt.

{keywords}
 

Sau thử thách chỉ 3 em bắt được tiền. Chỉ 60 ngàn đồng thôi mà cả cô và trò được một phen cười đau cả bụng. Có lẽ số tiền bao nhiêu không quan trọng bằng món quà tinh thần là những tiếng cười đùa vui vẻ của học sinh mà cô giáo mang lại.

Cô Hương nghiêm khắc trong các giờ học nhưng ngoài giờ lại vui vẻ hòa mình với học sinh. 

Cô luôn có hình thức động viên khi các em học sinh học tốt, đặc biệt là các học sinh yếu kém có những tiến bộ nhất định, theo từng giai đoạn. Đến nay đã 58 tuổi, hơn 33 năm gắn bó với nghề, song cô Lan Hương chia sẻ nhiệt huyết và tình yêu thương học trò trong mình vẫn không hề giảm sút và luôn muốn gần gũi hơn với các em.

Thầy hiệu trưởng viết thư động viên học sinh thi trượt

Biết học sinh buồn vì là người duy nhất đi thi mà bị trượt, thầy Nguyễn Vương Linh, hiệu trưởng Trường THCS Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) đã viết thư động viên và khẳng định “em sinh ra để làm những điều lớn lao hơn thế, điểm số một bài thi chẳng nói lên được tất cả”.

{keywords}
 

Tại kỳ thi kiểm định chất lượng mũi nhọn khối 6-7-8 huyện Nam Đàn, trường có có 63 lượt học sinh dự thi và kết quả có 61 lượt học sinh đậu, duy nhất Thùy Dương "rớt". Cô bé đã rất buồn. Dương có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ lấy chồng nên em ở với bà.

Sau khi đọc được lá thư mà thầy Linh gửi, Dương đã hết sức xúc động và thấy đỡ buồn hơn rất nhiều.

{keywords}
Thầy thầy Nguyễn Vương Linh, Hiệu trưởng Trường THCS Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An)

Làm công tác quản lý, thầy Linh cho rằng không nên đặt nặng vấn đề thành tích, để rồi tạo áp lực cho học trò, làm ảnh hưởng đến nhiều yếu tố. Bởi vì trẻ em, ngoài việc học còn phải được vui chơi, được tham gia các hoạt động xã hội để hình thành nên con người toàn diện. Nếu chỉ chú tâm vào việc học cũng không tốt.

“Những học sinh phạm lỗi, tôi sẽ mời lên phòng. Hình phạt là viết 4-5 lần một bài văn văn hay về tình cảm gia đình, tình cảm mẹ con. Từ những câu chữ đó các cháu sẽ thấu hiểu tỉnh cảm của cha mẹ từ đó ngoan ngoãn, chăm học hơn. Có nhiều lần khi đang viết phạt, các cháu đã bật khóc vì xúc động”, thầy Linh chia sẻ.

Thư gửi học sinh gây bão mùa bế giảng

Cô Nguyễn Minh Ngọc (giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Đinh Thiện Lý, TP.HCM) cũng có bức thư gửi học trò "gây bão" trong mùa bế giảng năm nay. Từ chính những chắt lọc từ thời trẻ và sự trải nghiệm của bản thân, cô giáo khuyên học sinh hãy sống bình thường, tử tế.

Nghe trích đoạn bức thư "gây bão" của cô Minh Ngọc

thư 1Play