Facebook dường như đang đánh đu với những khủng hoảng,ỗxeFacebookđãtrảiquanhiềuổgàmàvẫnêmđẹpnhưnglầnnàylạilàổxem keo bd hom nay và mạng xã hội không thể thoát khỏi cái vòng quay luẩn quẩn này. Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu vụ rò rỉ dữ liệu của 50 triệu người dùng từ năm 2016 có làm cho công ty bị mất uy tín, gây thiệt hại đến mảng kinh doanh, hay có bị các nhà chức trách kiềm hãm hay không.
Các nhà đầu tư có vẻ đã quyết định rằng, câu trả lời là có. Trong một ngày rưỡi giao dịch trên thị trường chứng khoán, Facbeook đã mất đi khoảng 50 tỷ USD giá trị thị trường sau khi công ty bị phát hiện đã lạm dụng dữ liệu người dùng. Công ty đã thêm dầu vào lửa khi không thể đưa ra một lời phản hồi nào có thể làm xoa dịu cộng đồng. Cổ phiếu Facebook đã giảm đến 6,8% vào hôm thứ hai, là mức giảm nhiều nhất kể từ năm 2014, theo dữ liệu của Bloomberg, và còn trên đà giảm nhiều nữa.
Đây là lần đầu tiên mà các nhà đầu tư đã cảm nhận sự sợ hãi thực sự khi mà Facebook trở thành tâm điểm của vụ tranh cãi về vai trò của mạng xã hội trong vụ tranh cử tổng thống năm 2016 và cuộc bỏ phiếu Brexit. Có thể giá cổ phiếu sẽ lại đảo ngược, song nhìn chung, các nhà đầu tư đều cho rằng Facebook sẽ không thể thoát khỏi vụ này mà không có thiệt hại gì.
Điều kì lạ là vụ rò rỉ lần này của Facebook không phải là một cái gì đó mới, song đây chính là một ví dụ điển hình của việc gieo gió gặt bão.Facebook đã có chính sách cho phép Cambridge Analytica thu thập được dữ liệu của không chỉ người dùng, mà cả thông tin của bạn bè của những người dùng khác.
Các nhà nghiên cứu, các tổ chức đưa tin và nhiều tổ chức khác đã đánh lên hồi chuông cảnh tỉnh, báo hiều về những tác động nguy hiểm của hành vi thu thập dữ liệu Facebook tại miền Tây hoang dã này từ nhiều năm trước. Song đó là chuyện của quá khứ, khi mà thái độ về Facebook và những công ty công nghệ không tệ như hiện nay. Giờ đây, các nhà chính trị gia, các nhà quản lý, các nhà báo và cả các đối thủ cạnh tranh đang dõi theo từng cử chỉ, bước đi của Facebook, và họ sẵn sàng đi đến kết luận rằng Facebook đang có những hành động và động cơ tồi tệ nhất.
Song, đây lại là một điều tốt. Có thể con lắc đã đi quá xa, và mọi người đang thổi phồng mọi lỗi lầm của Facebook, và đang viết lại lịch sử dưới một ống kính nhuốm màu sắc bi quan hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều này vẫn tốt hơn là việc người dùng thờ ơ về những hành vi đặt lợi ích kinh doanh lên trước phúc lợi của người dùng và thế giới.
Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu giai đoạn người dùng mất lòng tin ở Facebook sẽ kéo dài bao lâu. Và liệu công ty sẽ bị tổn thất vĩnh viễn do bị mất lòng tin, do các nhà quảng cáo quay lưng lại với nền tảng này, hay liệu sẽ có những điều luật mới kiềm hãm kinh doanh của Facebook? Cho đến giờ, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời.
Mặc dù đã trải qua nhiều khủng hoảng trong quá khứ, một điều đã thay đổi ở Facebook hay các công ty công nghệ khác là, giờ đây, họ đã trở nên quá lớn mạnh, nắm quá nhiều quyền lực, và có ảnh hưởng lớn hơn bao giờ hết. Đi chung với nó, mọi rủi ro đều trở nên lớn hơn. Ngoài ra, giờ đây, người dùng đang ngày càng trở nên cảnh giác hơn, ngày càng có nhận thức rõ rệt hơn về vai trò của Facebook trong việc gieo mầm mống thông tin sai lệch và sự hận thù ở nhiều nơi trên địa cầu. Ngoài ra, cộng đồng cũng đã nhận thức được, tuy rằng vẫn còn mơ hồ, rằng Facebook đã biết quá nhiều về người dùng của nó, và không phải lúc nào, Facebook cũng giữ trọn bổn phận của mình trong việc bảo vệ dữ liệu người dùng.
Vì thế, lần này, thế thời đã thay đổi, và mọi chuyện sẽ khác cho Facebook.
Theo GenK