Đó là cách gọi trừu tượng khi nói đến vùng đất Tân Lập,àuxanhTânLậbaobongda com.vn huyện Bắc Tân Uyên. Trong những ngày đầu tháng mười, chúng tôi về thăm lại xã Tân Lập và cảm nhận biết bao sự đổi thay của vùng đất vốn xuất phát điểm còn nhiều khó khăn này. Cái khác lạ của Tân Lập ở chỗ tuy là xã vùng xa, nền kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ chưa phát triển nhưng thu nhập của người dân luôn được cải thiện và nâng cao. Điều gì đã mang lại cho Tân Lập những thành quả như vậy?
Những công trình hạ tầng giao thông đã và đang được triển khai xây dựng góp phần tạo động lực phát triển cho xã Tân Lập.Ảnh: P.H
Quyết tâm giữ vững vườn cây
Cây cao su vẫn là chủ lực. Sự phát triển ổn định vườn cây cao su của xã trong thời gian qua cũng là một câu chuyện đáng nói và cho thấy sự chỉ đạo đúng hướng của Đảng bộ, chính quyền cũng như sự đồng thuận của người dân nơi đây.
Có thể nói trong nhiều năm gần đây, điệp khúc “được mùa mất giá” luôn là căn bệnh trầm kha gây bao khốn đốn cho người nông dân. Đã có một thời cây điều, cây tiêu là minh chứng cho điều đó. Và gần đây là cây cao su cũng đã trở thành nỗi lo của người nông dân. Từ chỗ cây trồng chủ lực ở đất miền Đông, mang lại hiệu quả cao, một thời người dân trở nên khá giả cũng từ giá mủ cao su. Cây cao su ở đất Bình Dương, Bình Phước thời đó đã trở thành niềm mơ ước của nông dân cả nước. Thế rồi, trong mấy năm trở lại đây cao su lại rớt giá trầm trọng. Chúng tôi đã đi nhiều vùng đất trong tỉnh và cảm thấy đau lòng khi có những hộ nông dân chặt bỏ vườn cây cao su để trồng những loại cây khác mà không hề nắm bắt, dự đoán được sự thay đổi của thị trường.
Thế nhưng, đối với xã Tân Lập thì lại khác. Trò chuyện với chúng tôi, ông Trương Văn Đông, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết, mặc dù thực trạng cây cao su thời gian qua có nhiều biến động nhưng trong định hướng phát triển kinh tế của xã, cấp ủy, chính quyền vẫn luôn vận động bà con nhân dân quyết tâm giữ vững vườn cây. Trước hết, về điều kiện khách quan, vùng đất xã Tân Lập rất phù hợp để phát triển cây cao su, không phù hợp với cây ăn trái. Thứ hai, cây cao su tuy giá cả có lúc biến động nhưng đây là loại cây dễ trồng và chăm sóc, vốn đầu tư ít và tuy trượt giá nhưng so với cây trồng khác thì thu nhập vẫn ổn định. “Bởi thế, trong kế hoạch phát triển kinh tế của xã qua các nhiệm kỳ, chúng tôi luôn định hướng phát triển ổn định cây cao su và chủ trương này rất được người dân đồng tình, ủng hộ. Hiện nay, toàn xã có 89% hộ canh tác cây cao su với hơn 1.400 ha. Trên địa bàn xã lại có 3 nông trường cao su: Nhà Nai, Bố Lá và Hội Nghĩa. Đây cũng là một thuận lợi rất lớn đối với xã trong việc giải quyết công ăn việc làm. Là xã thuần nông nhưng thu nhập bình quân của xã hiện nay đạt gần 45 triệu đồng/người/năm. So với các xã khác như Long Hòa, Dầu Tiếng, Long Nguyên, Bàu Bàng… thì thành quả của Tân Lập là đáng ghi nhận”.
Chúng tôi ghé thăm ông Nguyễn Văn Thơi, một trong những hộ dân đã gắn bó với cây cao su nhiều năm. Xen lẫn giữa vườn cây cơ ngơi của ông Thơi hiện ra rất khang trang. Tiếp chúng tôi, vợ chồng ông vui vẻ cho biết, những năm trước đây mỗi ngày họ thu nhập hơn 20 triệu đồng tiền bán mủ, đời sống gia đình nhờ đó thay đổi rõ rệt. Khi hỏi về thực trạng giá mủ hiện nay, vợ chồng ông Thơi vẫn tỏ rõ sự lạc quan. Ông Thơi nói: “Mủ cao su tuy trượt giá nhưng hiện tại đang có chiều hướng tăng dần và nếu người dân cần cù chăm sóc thì đã bắt đầu có lãi. Tôi vẫn tin rằng, trong tương lai cao su vẫn sẽ là cây chủ lực, bởi bên cạnh cho mủ thì về lâu dài gỗ cây cao su cũng là một nguồn thu nhập đáng kể…”, ông Đông nói.
Vững bước tương lai
Nhờ thực hiện thành công việc giữ vững vườn cây cao su trong những nhiệm kỳ qua, với giá mủ hiện nay đang có chiều hướng tăng càng tạo thu nhập ổn định cho nông dân. Điều đó cũng chứng tỏ sự định hướng, chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế ở địa phương của cấp ủy, chính quyền xã Tân Lập là đúng hướng. Với những thành tựu đạt được đáng khích lệ trong thời gian qua, trong nhiệm kỳ mới, Nghị quyết Đảng bộ của xã tiếp tục xác định những mục tiêu cụ thể, như đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế tập thể, xây dựng nông thôn mới, trong đó cây cao su vẫn tiếp tục là cây trồng chủ lực của xã.
Ông Trương Văn Đông, cho biết thêm, trong tương lai khi Khu công nghiệp VSIP III và Cụm công nghiệp Tân Lập 200 ha đi vào hoạt động sẽ là đòn bẩy để phát triển lĩnh vực thương mại - dịch vụ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của xã. Điều phấn khởi là từ khi thành lập huyện mới Bắc Tân Uyên, xã Tân Lập đã được quan tâm đầu tư khá toàn diện về cơ sở hạ tầng. Tân Lập là xã nằm giáp ranh với các xã Bình Mỹ, Tân Định… và đều ngăn cách bằng những con suối nên giao thông đi lại rất khó khăn. Hôm nay, đến với Tân Lập, chúng tôi thấy những cây cầu đang được triển khai thi công bắc qua những con suối. Cầu làm chưa xong nhưng lòng dân đang phấn khởi vô cùng.
Mô hình kinh tế tập thể (KTTT) hiện nay cũng đang được chính quyền xã Tân Lập quan tâm xây dựng. Hiện toàn xã có 3 mô hình KTTT: Hợp tác xã thương mại và dịch vụ Đặng Linh, Tổ hợp tác chăn nuôi heo, Tổ hợp tác thu mua mủ cao su. Các mô hình KTTT này đều được định hướng sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật mới; chú trọng đầu tư khoa học công nghệ, thông tin… Bên cạnh đó, thành quả xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Lập cũng là một điều đáng ghi nhận. Tính đến tháng 9-2017, xã Tân Lập đã đạt 19/19 tiêu chí, 51/51 chỉ tiêu. Mấy năm trước đây, đường đến Tân Lập đầy ổ gà, ổ voi, song nhờ sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân nên chủ trương xây dựng nông thôn mới ở xã có những bước phát triển nhanh chóng. Những công trình của “Ý Đảng lòng dân”, điện, đường, trường, trạm… nối tiếp mọc lên đã tạo diện mạo mới cho nông thôn Tân Lập.
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đảng bộ xã Tân Lập trong nhiệm kỳ mới, cùng sự đoàn kết, đồng thuận của nhân dân cũng như những vận hội mới đang tới, tin rằng trong tương lai không xa, Tân Lập sẽ hội đủ những điều kiện thuận lợi hơn nữa để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng phát triển giàu mạnh.
ĐÌNH HẬU - KIẾN GIANG