Đánh thuế người sở hữu nhiều nhà, đất có làm giá nhà giảm?_soi kèo werder bremen
Đánh thuế người sở hữu nhiều nhà,Đánhthuếngườisởhữunhiềunhàđấtcólàmgiánhàgiảsoi kèo werder bremen đất có làm giá nhà giảm?
Khổng Chiêm và Dương Tâm(Dân trí) - Giới chuyên gia cho rằng đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà, đất chỉ làm thị trường bất động sản thêm khó khăn, giá nhà không thể giảm.
Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng đề xuất chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cũng nêu ý kiến đồng tình với đề xuất này, nhấn mạnh rất đáng tiếp thu và nghiên cứu.
Không phải lần đầu tiên đề xuất đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà, đất được nêu lên. Một vài năm trước, thị trường cũng từng xuất hiện các ý kiến tương tự nhằm "hạ nhiệt" bất động sản trong bối cảnh giá nhà ở các thành phố lớn ngày càng tăng mạnh.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế - cho rằng thuế là công cụ điều tiết trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đánh thuế để giảm giá nhà không hữu hiệu, vấn đề quan trọng cần làm là tăng nguồn cung sản phẩm.
"Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở khan hiếm, nếu như đánh thêm thuế bất động sản sẽ làm tăng giá nhà. Do đó, biện pháp quan trọng nhất để giảm giá nhà là đẩy mạnh nguồn cung", ông Thịnh nói.
Ông kiến nghị trong quá trình xem xét sử dụng công cụ thuế đối với bất động sản thì cần phải đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố phù hợp. Từ đó để công cụ thuế phát huy đúng mục đích.
Theo chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang, nên xem xét cẩn trọng việc đánh thuế bất động sản với người nhiều nhà, đất. Lý thuyết kinh tế học là khi đánh thuế sẽ hạn chế việc sở hữu sản phẩm và mỗi người sẽ được sử dụng sản phẩm tốt. Tuy nhiên thực tế, bất động sản lại là một sản phẩm đặc thù, ai cũng mong muốn và có nhu cầu sở hữu.
Do đó, theo ông Quang, việc đánh thuế với người có nhiều bất động sản lại vô tình làm người tiêu dùng cuối cùng bị ảnh hưởng. Các loại thuế, phí từ đó đè nặng lên những người cố gắng chắt chiu để sở hữu được căn nhà. Giá nhà từ đó sẽ không có chiều hướng giảm nên cơ hội sở hữu của người tiêu dùng cuối cùng lại càng xa.
Luật sư Trần Minh Cường - Giám đốc Công ty Luật TMC Lawyers - cho rằng việc xây dựng cơ chế điều tiết thông qua công cụ thuế cần linh hoạt, hợp lý, không bê nguyên xi công thức từ các quốc gia khác và cần đảm bảo tính công bằng xã hội.
Theo ông, muốn đánh thuế cần phải có cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai một cách đồng bộ, để các sở, ban, ngành có thể liên thông trong việc kiểm tra số lượng nhà đất được sở hữu bởi mỗi cá nhân. Ngoài ra, cần kiểm soát được giao dịch bất động sản qua ngân hàng, sàn giao dịch, thậm chí tiền mặt để có thể nắm bắt chính xác dữ liệu. Cũng theo luật sư này, đánh thuế không thể thực hiện ngay, bởi sẽ làm ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư và thị trường.
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng - thừa nhận thuế tạo nguồn thu ngân sách quan trọng để đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội, lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, việc nộp thuế như thế nào tùy theo sự phát triển của mỗi quốc gia, tùy theo đặc điểm thị trường mà có sự điều chỉnh phù hợp, không nên máy móc áp dụng.
Ông nói, trong bối cảnh thị trường bất động sản cần thông tin tốt để phục hồi thì hãy tạm ngưng thực thi những chính sách gây bất ổn tâm lý. Nhà nước cần tập trung ổn định thị trường, tạo sự minh bạch, tạo niềm tin với người dân. Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng cần đảm bảo các chính sách về quản lý quy hoạch, giấy phép dự án, tính tiền sử dụng đất... để thị trường vận hành trơn tru hơn.
Đồng quan điểm này, ông Võ Hồng Thắng - Phó tổng giám đốc DKRA Group - cho rằng không nên đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà, đất ngay lúc này. Đứng ở góc độ vĩ mô, thị trường bất động sản đang khó khăn, thanh khoản thấp, nguồn cung hạn chế, tâm lý nhà đầu tư bị xáo động. Nếu áp dụng đánh thuế lúc này, thị trường có thể đóng băng, rất khó khăn.