Vì sao các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền liên tiếp diễn ra?_kêt quả bóng đá ý
Đây là vụ tấn công bằng ransomware lớn thứ hai trong chưa đầy 2 tháng. Hồi tháng 5,ìsaocáccuộctấncôngbằngmãđộctốngtiềnliêntiếpdiễkêt quả bóng đá ý mã độc WannaCry đã ảnh hưởng đến máy tính tại 150 quốc gia. Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu vụ tấn công mới nhất diễn ra hôm 27/6, khiến người dùng bị khóa máy tính và phải trả 300 USD tiền chuộc vào ví Bitcoin.
Các vụ tấn công quy mô lớn lợi dụng ransomware như thế này dường như là vấn đề mới nhưng thực chất lại không phải vậy. Mã độc tống tiền đã xuất hiện từ sớm nhất là năm 1989 và ngày càng trở thành mảnh đất màu mỡ cho tội phạm.
Những kẻ tấn công ngày nay tinh vi hơn trước rất nhiều. Chúng có thể tạo ra mã độc nhanh hơn, sử dụng các đồng tiền ảo ẩn danh như Bitcoin để yêu cầu tiền chuộc và triển khai những công cụ mạnh mẽ đang được công khai trên mạng.
Chuyên gia pháp lý kỹ thuật số Lesley Carhart cho biết các tổ chức tội phạm luôn tìm ra những cách thức mới để kiếm chác. Nó lợi dụng sự phụ thuộc tài chính và cảm xúc của mọi người với máy tính và bộ nhớ điện tử cho mọi thứ.
Đến cuối ngày 27/6, khoảng 8.500 USD đã được trả vào các tài khoản Bitcoin liên hệ với cuộc tấn công. Số tiền nạn nhân phải trả cho những vụ tấn công kiểu này đang tăng lên. Theo nghiên cứu gần đây của hãng bảo mật Symantec, trung bình một cuộc tấn công ransomware thu về 1.077 USD năm 2016, tăng 266% so với năm 2015. Nạn nhân cũng vẫn trả tiền bất chấp cảnh báo từ các nhà hành pháp và chuyên gia an ninh mạng về việc không có gì bảo đảm họ có thể lấy lại mọi thứ.