Thông tin nêu trên vừa được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết trong nội dung trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV mới đây.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết,ángBộTTTTsẽhướngdẫnthíđiểmxâydựngđôthịthôđội hình rennes gặp rc lens Bộ TT&TT sẽ khuyến nghị các địa phương khi làm đô thị thông minh cần tập trung vào một số vấn đề cấp thiết của địa phương mình và dùng công nghệ để xử lý những vấn đề cấp thiết đó (Ảnh minh họa: TK) |
Trước lo ngại của một số đại biểu Quốc hội về việc các địa phương đẩy mạnh xây dựng đô thị thông minh có thể gây ra tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí ngân sách, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc xây dựng đô thị thông minh trong giai đoạn đầu sẽ làm thí điểm trong một quy mô giới hạn và có thời hạn khoảng 1 năm, sau đó tổ chức đánh giá.
Trong tháng 11/2019 này, Bộ TT&TT sẽ ban hành văn bản hướng dẫn về thí điểm xây dựng đô thị thông minh, đồng thời sẽ trực tiếp làm việc tại một số thành phố để làm mẫu. Và dự kiến đến giữa năm 2020, chúng ta sẽ có thể phát triển được trên diện rộng hơn.
Cũng theo người đứng đầu Bộ TT&TT, 3 điểm quan trọng sẽ được đề cập đến trong văn bản của Bộ TT&TT hướng dẫn việc triển khai thí điểm xây dựng đô thị thông minh là quản lý, điều hành tập trung; hạ tầng tập trung; và cơ sở dữ liệu tập trung.
Cùng với đó, Bộ TT&TT cũng sẽ khuyến nghị các địa phương khi làm đô thị thông minh cần tập trung vào một số vấn đề cấp thiết của địa phương mình và dùng công nghệ để xử lý những vấn đề cấp thiết đó. Ví dụ, nếu có vấn đề tụ tập đông người vào ban đêm thì địa phương có thể dùng hệ thống camera.
Hay một số thành phố du lịch, muốn sạch sẽ thành phố như Huế thì có thể triển khai ứng dụng phản ánh hiện trường. Người dân có thể chụp ảnh những vấn đề bất cập ở hiện trường gửi về Trung tâm điều hành và Ủy ban nhân dân sẽ điều các quyền cơ quan xử lý hoặc những tỉnh có vấn đề ô nhiễm môi trường thì mình triển khai các sensor đo đạc.