'Du học sinh: Về hay ở?' và công dân toàn cầu_keo 88
- Nhiều người cho rằng vấn đề về hay ở của du học sinh là câu hỏi của quá khứ. Mời độc giả thảo luận với giáo sư Carlos Alberto Torres,ọcsinhVềhayởvàcôngdântoàncầkeo 88 Chủ tịch bộ phận Giáo dục Công dân toàn cầu và Học tập toàn cầu của UNESCO.
Trong những ngày vừa qua, truyền thôngViệt Nam sôi nổi các chủ đề quanh câu hỏi "Du học sinh: Về hay ở?". Vớinhiều người, thì đây đã là câu hỏi của quá khứ, bởi quá trình toàn cầuhóa trong thế kỷ 21 đã làm phát sinh thế hệ công dân toàn cầu mới. Cụmtừ "công dân toàn cầu" đã làm thay đổi cơ bản những khái niệm và giá trịvề biên giới, lãnh thổ, chính trị, văn hóa, quản lý nhà nước và cảngành tư pháp quốc tế.
Mới đây, Liên hợp quốc và tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục UNESCO đã đưa khái niệm "công dân toàn cầu" vào chương trình nghị sự. Một số tổ chức giáo dục tiên tiến trên thế giới đã bắt đầu xây dựng chương trình giảng dạy chuẩn bị rèn luyện phẩm chất cá nhân cho thế hệ công dân toàn cầu mới.
Ở Việt Nam, khái niệm "công dân toàn cầu" đã xuất hiện sớm nhưng vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh cũng như cách tiếp cận thỏa đáng.
Liệu có một bộ tiêu chuẩn chung nào cho các "công dân toàn cầu"?
Đâu là những giá trị mà "công dân toàn cầu" cần hướng tới?
Đâu là những giá trị riêng có mà Việt Nam sẽ đóng góp được cho các tiêu chuẩn "công dân toàn cầu"?
Ở Việt Nam, liệu chỉ có phải một bộ phận những người đã du học hay đang là du học sinh, những người làm việc trong các tổ chức quốc tế, công ty đa quốc gia mới đủ chuẩn "công dân toàn cầu"?
Trong bối cảnh nền giáo dục nước nhà đang đứng trước đòi hỏi bức thiết phải đổi mới, thì có cần bổ sung "công dân toàn cầu" thành một mục tiêu của giáo dục cho tương lai?
Và còn nhiều vấn đề thú vị này sẽ được thảo luận với giáo sư Carlos Alberto Torres, Chủ tịch bộ phận Giáo dục Công dân toàn cầu và Học tập toàn cầu của UNESCO.
Mời độc giả gửi câu hỏi tới khách mời của chương trình theo địa chỉ: [email protected] (hoặc theo mẫu phản hồi dưới đây).
Chương trình "Bàn tròn trực tuyến" với chủ đề "Giáo dục công dân toàn cầu: Cách nào cho Việt Nam" sẽ diễn ra lúc 14h ngày 18/12 tại tòa soạn báo VietNamNet.
Giáo sư Carlos Alberto Torres cũng là giám đốc Viện Paulo Freire của UCLA và nắm giữ các vị trí chủ chốt: Chủ tịch Hội đồng các hiệp hội giáo dục so sánh thế giới (WCCES), thành viên của Học viện Khoa học Mexico (trao đổi qua thư từ), ủy viên Hiệp hội Hoàng gia Canada, Giám đốc sáng lập Viện Paulo Freire ở São Paulo, Brazil, Buenos Aires, Argentina và UCLA, nguyên giám đốc Viện Mỹ Latin của UCLA.
Ông từng nhận học bổng sau tiến sĩ, Khoa Nền tảng giáo dục của ĐH Alberta, Canada năm 1998, nhận bằng Tiến sĩ ngành Giáo dục phát triển quốc tế của ĐH Stanford năm 1983.
- Ban Giáo dục
Xem thêm:
Du học trời Tây: Ai nên về, ai nên ở lại?