Đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt ở miền núi_bongdanet

Trước đây,Đẩymạnhchitrảkhôngdùngtiềnmặtởmiềnnúbongdanet anh trai của chị Đinh Thị Diên, ở thôn Hà Bắc, xã Sơn Hạ (Sơn Hà), phải ủy quyền cho chị tới UBND xã nhận tiền trợ cấp, tốn nhiều thời gian chờ đợi và đi lại.

Sau khi anh của chị Diên mở tài khoản tại ngân hàng, thì hằng tháng, khi tiền được chuyển vào tài khoản, chị có thể tới các trụ ATM để rút tiền bất kỳ lúc nào, rất thuận tiện, an toàn.

Chị Đỗ Thị Nguyệt, cán bộ văn hóa - xã hội xã Sơn Hạ cho biết, qua công tác tuyên truyền, vận động, trên địa bàn xã có 377 đối tượng BTXH, 78 người có công với cách mạng đăng ký mở tài khoản và nhận tiền qua tài khoản ngân hàng, đạt 100%.

Việc chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt cho các đối tượng BTXH mang lại những hiệu quả tích cực, nhất là người dân không còn phải đến trụ sở UBND xã chờ nhận tiền như trước, mà hằng tháng tiền được chuyển vào tài khoản cá nhân.

Quảng Ngãi 1.jpg
Cán bộ xã Sơn Hạ (Sơn Hà) hướng dẫn người dân kiểm tra ứng dụng ngân hàng trên điện thoại.

Ban đầu, việc thực hiện chi trả chế độ BTXH ở huyện Sơn Hà cũng gặp một số khó khăn. Nhiều tháng, huyện thực hiện không đạt chỉ tiêu cấp trên giao. Tuy nhiên, sau khi được sự hỗ trợ của các thành viên Tổ công tác Đề án 06 tỉnh, huyện đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục các tồn tại, bất cập.

Theo Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà Đinh Thị Trà, cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân mở tài khoản ngân hàng và đăng ký nhận chế độ an sinh xã hội qua tài khoản ngân hàng...

Qua triển khai, đến cuối tháng 7/2024, trên địa bàn huyện có 3.809 đối tượng mở tài khoản, đạt 80%. Huyện thực hiện chi trả qua tài khoản ngân hàng cho gần 3.000 đối tượng, đạt gần 61,2%. Kết quả trên đã vượt chỉ tiêu UBND tỉnh giao.

Từ tháng 1 - 6/2024, huyện Trà Bồng chỉ có từ 13,7 - 15,2% đối tượng đồng ý mở tài khoản và đăng ký nhận tiền qua tài khoản ngân hàng. Để nâng cao tỷ lệ đăng ký nhận tiền qua tài khoản, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những tiện ích của việc thực hiện chi trả không dùng tiền mặt. Nhờ vậy, đến tháng 8/2024, tỷ lệ này đã tăng lên 44,4%. 

Tại huyện Sơn Tây, để đạt kế hoạch đề ra, huyện chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 25/1/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh. Qua tuyên truyền, vận động, số người mở tài khoản và đăng ký nhận tiền qua tài khoản ngân hàng không ngừng tăng lên.

Nếu trong quý I/2024, việc thực hiện thanh toán chế độ BTXH chưa đến 1%, thì đến tháng 8/2024, tỷ lệ này đã tăng lên 85,1%.

“Có được kết quả này là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện trong việc tham gia tuyên truyền, vận động các đối tượng nhận tiền qua tài khoản ngân hàng. Đặc biệt là, các ngân hàng, nhà mạng đã tích cực hưởng ứng việc chi trả không dùng tiền mặt của huyện”, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Sơn Tây Phạm Đại Quang cho biết.

Để đạt chỉ tiêu được giao, các huyện miền núi tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu về những tiện ích của việc chi trả chế độ BTXH không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, các huyện cũng chỉ đạo cán bộ, công chức LĐ-TB&XH các xã, thị trấn phối hợp với các ngân hàng, nhà mạng... làm thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho các đối tượng tại địa phương.

Theo SÔNG THƯƠNG(Báo Quảng Ngãi)