Mục tiêu của gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1,ệtNamsắpcóvệtinhcókhảnăngchụpảnhTráiĐấtvớiđộphângiảkết quả bóng đá bundesliga đức thiết bị và đào tạo nhân lực” thuộc Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam là phát triển và đưa vào sử dụng thành công vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1 sử dụng cảm biến radar có khẩu độ tổng hợp.
Lễ ký kết gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực”. |
Vệ tinh LOTUSat-1 có khả năng chụp ảnh trái đất với độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm. Dữ liệu ảnh thu nhận từ vệ tinh LOTUSat-1 sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời nhằm ứng phó để giảm thiểu các tác động của thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Triển khai và đưa vào hoạt động hệ thống gồm Trạm mặt đất, Trung tâm điều hành vệ tinh, Trung tâm khai thác dữ liệu vệ tinh và hạ tầng công nghệ thông tin Dự án còn giúp đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao thông qua Khóa đào tạo vệ tinh nâng cao tại cơ sở chế tạo vệ tinh và Khóa đào tạo ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh.
Vệ tinh LOTUSat-1 được thiết kế, chế tạo bởi tập đoàn NEC, dự kiến được phóng vào năm 2023. Quá trình đào tạo và chuyển giao công nghệ được thực hiện tại nhà máy sản xuất vệ tinh của Tập đoàn NEC ở Nhật Bản. Đây là dự án vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên được điều phối bởi một công ty Nhật Bản sử dụng vốn vay ODA theo điều khoản đặc biệt dành cho đối tác kinh tế từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Theo ông Yosuke Asai (Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản), LOTUSat-1 có thể quan sát thiên tai diện rộng và nắm bắt được tình hình khí hậu. Trong bối cảnh thiên tai thường xuyên xảy ra, việc đưa vệ tinh vào sử dụng sớm nhất sẽ góp phần quan trọng hạn chế thiệt hại. Việc đào tạo nhân lực trong quá trình chế tạo LOTUSat-1 cũng giúp Việt Nam tiếp tục con đường tự chế tạo vệ tinh của mình.
Đây sẽ là một bước tiến mới trong việc làm chủ công nghệ vệ tinh sau khi các kỹ sư Việt Nam tham gia thiết kế, chế tạo thành công vệ tinh MicroDragon 50 kg.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh phát biểu tại lễ ký kết. |
Tại lễ ký kết, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam và Trung tâm Vũ trụ Việt Nam trong việc triển khai
Dự án trong suốt thời gian qua. Ông cũng bày tỏ tin tưởng các đối tác Nhật Bản và Việt Nam sẽ cùng thực hiện gói thầu này một cách hiệu quả để đưa Vệ tinh LOTUSat-1 lên
quỹ đạo vào năm 2023 như kế hoạch đã đề ra.
Bộ trưởng khẳng định, công nghệ cao, trong đó có công nghệ vũ trụ, được xác định là ưu tiên phát triển của ngành khoa học và công nghệ của Việt Nam. Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc tổng kết kết quả thực hiện “Chiến lược Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ cũ trụ đến năm 2020” và xây dựng dự thảo Chiến lược Vũ trụ cho giai đoạn sau năm 2020.
Các kết quả thực hiện của Dự án này nói chung và của gói thầu Vệ tinh LOTUSat-1 nói riêng chắc chắn là một trong những căn cứ thực tiễn quan trọng, phục vụ xây dựng Chiến lược Vũ trụ của Việt Nam giai đoạn sau năm 2020.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực được đào tạo trong quá trình triển khai Dự án sẽ là nền tảng quan trọng cho việc tiếp nhận, làm chủ và phát triển công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh kỳ vọng các đối tác Nhật Bản và Việt Nam sẽ thực hiện gói thầu hiệu quả để đưa vệ tinh LOTUSat-1 lên quỹ đạo vào năm 2023 như kế hoạch đã đề ra.
Thu Hiền
- Từ ngày 14-16/10, tại Hà Nội, 30 tổ chức thành viên đến từ các quốc gia như Mỹ, Nhật, Úc, Anh, Pháp, Trung Quốc,... tham gia phiên họp toàn thể của Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái Đất CEOS Plenary 2019.