Người 2 lần gặp Bác_kết quả đêm qua

Nhữngngày tháng 5 lịch sử này,ườilầngặpBákết quả đêm qua chúng tôi tìm đến nhà bác Nguyễn Hậu Tài, một cán bộlão thành cách mạng ở phường Phú Cường (TX.TDM). Đã 97 tuổi,  nhưng bác vẫn đang mày mò nghiên cứu các tàiliệu mới về Bác Hồ. Bác nói: “Tôi đang viết bài kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ rađi tìm đường cứu nước. May mắn lớn đối với tôi là còn sống, được chứng kiến sựkiện trọng đại”. 

Người 2lần gặp Bác Hồ

21 năm học tập, công tác ở miền Bắc, bácNguyễn Hậu Tài may mắn có 2 lần được gặp Bác Hồ. Theo lời kể của bác, lần đầutiên được gặp Bác Hồ là trong một lần Bác về thăm trường Bổ túc Văn hóa CôngNông. Thời đó, trường này dạy bậc đại học cho cán bộ và thanh niên con em cánbộ ở cả 2 miền Nam - Bắc, tạo nguồn nhân lực để trở vào Nam công tác khi đấtnước thống nhất. Ngày đó, Bác Hồ đến trường động viên cán bộ miền Nam cố gắnghọc tập. Bác nói: “Tôi nhớ Bác Hồ căn dặn, các anh em phải nhớ nhiệm vụ học tậplà để xây dựng nước Việt Nam XHCN. Vì vậy, dù hoàn cảnh khó khăn nào cũng phảivượt qua, khó khăn nào cũng không chùn bước. Ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ, bảnthân tôi luôn cố gắng học tập, hoàn thành khóa học. Vì lúc ấy tôi đã lớn tuổinên việc tiếp thu bài vở cũng chẳng dễ dàng gì”.

 

Đã 97tuổi, nhưng bác Hậu Tài vẫn miệt mài nghiên cứu về cuộc đời hoạt động cách mạngcủa Bác Hồ

Còn lần thứ hai, bác Hậu Tài được gặp Bác Hồlà vào khoảng năm 1965. Khi ấy, bác đang làm việc ở Bộ Nông nghiệp có trụ sởgần Phủ Chủ tịch - nơi Bác Hồ ở. Trong một lần, Phủ Chủ tịch chiếu bộ phim “Khiđàn sếu bay qua” do Liên Xô sản xuất cho Bác Hồ xem. Nhớ đến cán bộ miền Nam,Bác Hồ đã cho người kêu cán bộ miền Nam đến xem cùng. Bác Hậu Tài nhớ lại: “Khiấy, tôi ngồi rất gần Bác Hồ, vì vậy xem phim thì ít mà nhìn Bác Hồ thì nhiều.Tôi thấy ở Bác toát lên cái dáng vẻ của một người tri thức và lòng nhân hậu,bác ái”.

Học tậpBác Hồ là phải nghiên cứu, làm theo trọn đời

Nói về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh”, bác Hậu Tài mừng lắm. “Mấy năm qua, cả nước nóichung và Bình Dương nói riêng triển khai cuộc vận động này, tôi thấy rất có ýnghĩa. Nhờ đó ngày càng có nhiều tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực đượctuyên dương, đóng góp cho sự phát triển của đất nước” - Bác Hậu Tài tỏ rõ niềmvui. Bác cho biết, tôi cảm phục Bác Hồ không phải từ khi được ra miền Bắc họctập, mà tôi đã học tập tấm gương, đạo đức của Bác Hồ từ khi còn ở Nam, qua lờikể của những cán bộ miền Bắc được biệt phái vào Nam công tác. Câu nói của BácHồ làm tôi nhớ nhất là “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nghĩa là lấy việc kiênđịnh, không thay đổi để ứng phó với những cái thay đổi. Nhờ đó, tôi luôn có ýchí kiên định dù nhiều khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cận kề cái chết và tôinhiều lần thắng khi đấu trí với địch.

Cuộc vận động càng có ý nghĩa hơn trong bốicảnh đất nước hội nhập, thanh niên bị ảnh hưởng bởi văn hóa ngoại lai. Từ đó,đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh niên có nhiều dấu hiệu tha hóa. Bằngchứng là các vụ bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng với mức độ ngày càngnghiêm trọng; tình trạng thanh niên tụ tập đua xe, quậy phá, đánh lộn... Tuynhiên, theo bác Hậu Tài, để cuộc vận động phát huy hiệu quả thì, chúng ta màđặc biệt là thế hệ thanh niên phải học tập suốt đời. Học tập tấm gương đạo đứccủa Bác Hồ không phải là đến dự lớp nghe giảng bài, sau đó trả bài; mà phải nghiêncứu trọn đời quá trình hoạt động cách mạng của Bác, lối sống, làm việc của BácHồ để từ đó học tập và noi theo. Bác mong rằng, mỗi ĐVTN phải xây dựng được chomình một tủ sách về Bác Hồ. 

THUTHẢO(lược ghi)