“Lời chào cao hơn mâm cỗ”_tỷ lệ tỷ số
- Tức chết đi được. Làm chung cơ quan,ờichàocaohơnmâmcỗtỷ lệ tỷ số gặp nhau trong cơ quan, mình hơn tuổi nhiều nhưng vẫn lên tiếng chào nó trước. Vậy mà mặt nó lạnh như tiền, đến một cái gật đầu đáp lễ cũng không có.
- Hơn ba mươi tuổi rồi mà chị bảo còn con nít gì nữa chị. Chẳng qua con bé đó nghĩ từ vị thế cho tới bằng cấp của mình đều cao hơn nên cố tình tỏ ra coi thường đồng nghiệp đấy....
Tình cờ nghe được câu chuyện “xả xì trét” của hai người phụ nữ trong một quán cà phê vào giữa trưa, tôi liên tưởng ngay đến câu thành ngữ “lời chào cao hơn mâm cỗ” của ông bà ta ngày xưa.
Ở nông thôn quê tôi, vào giờ tan trường, trên cả một quãng đường dài tôi liên tục nhận được nhiều tiếng chào “thưa cô” và cử chỉ “khoanh tay” từ phía các em học sinh dù mình và các em chẳng quen biết gì nhau. Đơn giản bởi các em đã được nhà trường giáo dục phải lễ phép với người lớn.
Hơn nữa chuyện phải biết chào hỏi người lớn, phải biết kính trên nhường dưới là điều chúng ta không chỉ được dạy dỗ ở nhà trường, mà ngay từ khi vừa biết nói, biết nhận thức về cuộc sống xung quanh thì chúng ta đã được cha mẹ và những người lớn xung quanh nhắc nhở.
Có lẽ không chỉ riêng tôi mà nhiều người trong quán cà phê trưa hôm đó cũng tỏ ra đồng cảm trước sự bức xúc của hai người phụ nữ.
Qua câu chuyện của họ, có thể hình dung ra người phụ nữ thứ ba là người học cao, thành công trong công việc hơn những người khác. Tuy nhiên không thể vì vậy mà cô ấy quên đi đạo lý cơ bản của con người.
Chẳng khó gì một câu chào hỏi xã giao, một cái gật đầu hay mỉm cười với người đối diện... Chỉ một cử chỉ nhỏ vậy thôi cũng đủ để làm đẹp lòng nhau.
CÔNG DANH