Phiên xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm sáng nay tiếp tục phần xét hỏi đối với nhóm tội danh “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.
Bị cáo Nguyễn Phương Anh (cựu Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula) khai,àTrươngMỹLanchỉđạothuộccấpchuyểnvànhậnhàngtỷUSDnhưthếnàsoi keo bd y được bị cáo Lan giao cho quản lý 3 công ty để chuyển tiền ra nước ngoài.
Để hợp thức hóa, bị cáo đã lập hợp đồng khống cho 3 công ty này, nhận về 35 triệu USD tương đương hơn 800 tỷ đồng, chuyển đi nước ngoài hơn 1.000 tỷ. Từ tháng 7-10/2020, các công ty do bị cáo phụ trách đã chuyển ra nước ngoài 1,8 tỷ USD, nhận về từ nước ngoài 1,4 tỷ USD.
Bị cáo thừa nhận, toàn bộ các giao dịch chuyển nhận tiền không phát sinh các giao dịch thực tế với công ty nước ngoài, tất cả chỉ là hợp đồng khống.
Theo đó, sau khi hoàn thiện các hợp đồng, công ty của bị cáo sẽ chuyển cho các chi nhánh của Ngân hàng SCB để làm thủ tục giải ngân.
Về nguồn tiền chuyển đi nước ngoài, Phương Anh khai là tiền do bị cáo vay từ ngân hàng khác.
Bị cáo Tô Thị Anh Đào (cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) khai, bà Lan trực tiếp chỉ đạo bị cáo lập hồ sơ khống để chuyển và nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam.
Bị cáo cho rằng, thời điểm đó mình không biết những hợp đồng đó là khống, chỉ nghĩ đơn thuần là hợp đồng vay vốn, chuyển nhượng cổ phần.
Trước tòa, Bùi Anh Dũng (cựu thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc SCB) thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố. Theo bị cáo, từ ngày 22/1-10/10/2020, đã ký duyệt 6 lệnh chuyển ra nước ngoài tổng số tiền hơn 30 triệu USD, tương đương hơn 712 tỷ đồng thông qua các hợp đồng khống.
Còn bị cáo Trương Khánh Hoàng (quyền Tổng giám đốc SCB) xác nhận, thời điểm đó Khối quản lý quốc tế trình hồ sơ của các công ty thuộc nhóm Vạn Thịnh Phát cho bị cáo phê duyệt. Do thấy hồ sơ và khách hàng này đủ điều kiện nên Hoàng đã phê duyệt chuyển tiền.
Trên thực tế, các giao dịch nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam thiếu trường thông tin về mục đích chuyển tiền, bị hệ thống tự động khóa. Tuy nhiên, Hoàng vẫn duyệt mở khóa trên hệ thống để hạch toán vào tài khoản của khách hàng, nhận gần 2 tỷ USD, tương đương hơn 47.000 tỷ đồng.
Theo cáo buộc, khi cần chuyển tiền ra nước ngoài để trả nợ hoặc nhận tiền vay từ nước ngoài chuyển về Việt Nam, bị cáo Trương Mỹ Lan giao cho Chiu Bing Keung Kenneth (luật sư, được giao quản lý các công ty nước ngoài) phối hợp cùng các thuộc cấp, lập các hợp đồng “khống” về việc: Mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, vay nợ giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài (đều là các công ty ma thuộc quản lý, điều hành của các cá nhân thuộc Vạn Thịnh Phát). Thông qua các hợp đồng “khống” này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hệ thống SCB.
Đa số hồ sơ chuyển tiền ra nước ngoài không đủ điều kiện như thiếu văn bản xác nhận của công ty tại Việt Nam về việc công ty nước ngoài sở hữu cổ phần theo hợp đồng chuyển nhượng; thiếu chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự của người đại diện công ty nước ngoài đứng ra ký hợp đồng chuyển nhượng... Tuy nhiên, lãnh đạo SCB vẫn duyệt cho chuyển tiền trên hệ thống để hoàn tất việc chuyển tiền quốc tế.
Từ năm 2012 đến 2022, các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã sử dụng 23 công ty (trong đó có 12 công ty thành lập, đăng ký kinh doanh tại Việt Nam và 11 công ty, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam) để chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam.
Tổng số tiền Trương Mỹ Lan và đồng phạm vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là hơn 4,5 tỷ USD, tương đương hơn 106.000 tỷ đồng.