Một số nhãn hàng có thương hiệu toàn cầu như Heineken,ácônglớnđiêuđứngvớitintứcgiảmạotrênFacebookvàket qua chau a Toyota, Honda đã phải điêu đứng vì tình trạng bị mạo danh trên mạng xã hội để câu views, câu like, hay hành vi tung các video có nội dung giả mạo, sai lệch. Trong khi đó, Facebook và YouTube lại vin vào các chính sách của mình để từ chối ngăn chặn các thông tin giả mạo này.
Gần đây nhất, Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam (HVB) đã gửi văn bản tới Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT&TT đề nghị có biện pháp ngăn chặn một video giả mạo gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín và doanh số bán hàng của Heineken Việt Nam. Cụ thể, trong văn bản này Heineken Việt Nam cho biết, từ ngày 4/5/2017 trên nhiều tài khoản YouTube và Facebook đã lan truyền một video có tiêu đề “Cận cảnh sản xuất bia Heineken giả - Heineken conunterfeit Production” và đoạn mô tả có nội dung “Bia Heineken giả, nước uống đóng chai giả, và còn nhiều loại bia, nước ngọt giả tràn lan trên thị trường”.
Video này mô tả một cơ sở nhập lậu đang tiến hành thay đổi thông tin trên nhãn chai bằng cách tẩy xóa mã nhận diện lô sản xuất (mã ID) của sản phẩm bia chai Heineken chính hãng. Lý do những đối tượng này tẩy xóa mã ID nhằm mục đích vận hành hệ thống theo dõi và rà soát toàn cầu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và phát hiện, báo cáo về các sản phẩm nhập lậu. Đây là những sản phẩm Heineken chính hãng được bán vượt qua khỏi phạm vi khu vực quy định trong hợp đồng giữa Heineken và đối tác.
Heineken Việt Nam cho rằng, video này được quay ở Trung Quốc rất lâu rồi và là sản phẩm chính hãng (nhưng bán vượt ra ngoài thị trường quy định), và sản phẩm trong video không có bất kỳ mối liên hệ nào ở Việt Nam, nhưng lại được mô tả nội dung bằng phụ đề tiếng Việt, tiếng Anh và được đặt tiêu đề là Heineken giả được sản xuất quy mô lớn ở Việt Nam. Nội dung sai sự thật này gây tổn hại rất lớn cho Heineken Việt Nam, làm người tiêu dùng Việt Nam hoang mang về công tác quản lý an toàn thực phẩm và nội dung trên mạng xã hội.
Sau khi video sai sự thật này lan tràn trên Facebook và YouTube, Heineken Việt Nam đã liên hệ và thông báo với YouTube và Facebook. Tuy nhiên, cả hai mạng xã hội lớn nhất toàn cầu này đều cho biết họ sẽ không thực hiện bất kỳ hành động nào liên quan đến video này nếu không có “bản sao quyết định của tòa án, hoặc bất kỳ văn bản pháp lý chính thức nào khác”.
“Đối với YouTube, vào ngày 19/5/2017, Luật sư cấp khu vực của Google đã cho biết, để YouTube có thể gỡ video này, theo Luật bảo vệ quyền riêng tư của Mỹ, chúng tôi phải thực hiện thủ tục tố tụng ở Mỹ thì YouTube mới có thể cung cấp thông tin về đối tượng đăng tải đoạn video”, Heineken Việt Nam cho biết.
Bất lực trước sự thoái thác của Facebook và YouTube, đồng thời khẳng định video nói trên vi phạm pháp luật của Việt Nam quy định tại điều 5 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP, Heineken Việt Nam đã đề nghị Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử có văn bản chính thức yêu cầu gỡ bỏ video để Heineken Việt Nam gửi đến Facebook và YouTube giúp đỡ đẩy nhanh quá trình gỡ bỏ những video này.
Cho đến ngày 8/9/2017, đoạn video này vẫn còn tồn tại trên hai mạng xã hội lớn nhất và bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm. Heineken Việt Nam cho rằng, tồn tại của video này trên mạng xã hội gây tổn hại rất lớn tới hoạt động kinh doanh của hãng ở Việt Nam.
Không chỉ có Heineken là nạn nhân của trò tung nội dung giả mạo lên mạng xã hội, mà thời gian vừa qua, một loại các nhãn hàng lớn cũng là nạn nhân của tình trạng giả mạo này.
Mới đây nhất, hồi cuối tháng 7/2017, Toyota Việt Nam lại một lần nữa khuyến cáo về một Fanpage giả mạo sử dụng tên gọi và các hình ảnh tương tự Fanpage chính thức của hãng để truyền bá thông tin về chương trình tặng 5 xe Camry cho khách hàng nhân dịp 80 năm thành lập. Toyota Việt Nam cho biết đây là hành vi lừa đảo và làm ảnh hưởng đến uy tín của hãng.