Lộ ảnh bể cấp nước siêu bẩn ở chung cư “5 sao”: Ở thì khổ, bán lại khó, dân phát hãi_kết quả các trận đấu sáng nay
Lộ ảnh bể cấp nước siêu bẩn ở chung cư “5 sao”: Ở thì khổ,ộảnhbểcấpnướcsiêubẩnởchungcưsaoỞthìkhổbánlạikhódânpháthãkết quả các trận đấu sáng nay bán lại khó, dân phát hãi
(Dân trí) - Một cư dân sống tại một chung cư thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội mới đây đã chia sẻ về hình ảnh bể nước để cấp nước sinh hoạt có màu đen kịt, vẩn đục ngay tại chung cư vốn được quảng cáo 5 sao khiến cho nhiều người phát hoảng...
Nơi bốc mùi khét, nơi nước bẩn như cống
Những ngày gần đây, việc nguồn nước sạch Hà Nội bị nhiễm dầu thải khiến người dân vô cùng hoang mang, khổ sở.
Cùng với đó, những bức xúc về nguồn nước bẩn do những nguyên nhân chủ quan khác như bể chứa không đảm bảo cũng được dân cư chia sẻ rất nhiều để cho thấy một thực trạng cực kỳ đáng báo động về tình trạng nước sạch ở thủ đô.
Trong số những nơi có nước nhiễm bẩn, có cả những chung cư cao cấp, được chủ đầu tư quảng cáo rất “nhiều sao”. Một cư dân tại một chung cư thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bức xúc tố: “Vốn không phải nước sông Đà nhưng nhiều năm nay chúng tôi phải sinh hoạt với nguồn nước này…”.
Cùng với lời than thở, cư dân này đăng tải hình ảnh bể nước để cấp nước sinh hoạt có màu đen kịt, vẩn đục dưới đây:
Ảnh: Facebook Vũ Đức Hạnh
Đáng lưu ý, tình trạng nước bẩn này đã diễn ra rất lâu, cư dân phản ánh rất nhiều nhưng không được cải thiện.
“Nhân vụ nước sông Đà, chúng tôi lên tiếng không phải để té nước theo mưa, mà để kêu gọi cư dân mạnh dạn lên tiếng bảo vệ mình, bảo vệ người thân”, vị cư dân bức xúc nói.
Không chỉ bất cập trong việc đảm bảo hạ tầng cấp nước, chung cư từng cam kết về chất lượng công trình cũng như chất lượng sinh hoạt đều đạt tiêu chuẩn 5 - 6 sao này cũng bị tố mập mờ trong việc làm rõ nguồn cung cấp nước.
Đáng lưu ý, các cư dân ở đây còn cho biết, họ mắc phải thế “tiến thoái lưỡng nan” vì ở thì chấp nhận cảnh xài nước bẩn, bán thì khó vì không có sổ hồng do chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước.
Sau khi hình ảnh về bể cấp nước “siêu bẩn, siêu kinh khủng” trên được đăng tải trên mạng xã hội, rất nhiều người đã bày tỏ sự bất bình trước sự vô cảm, thiếu trách nhiệm từ phía chủ đầu tư dự án. Một số người khác tỏ ra đồng cảm vì chung cư nơi họ sống cũng chịu cảnh tương tự.
Thậm chí, có nhiều ý kiến còn lên tiếng cho rằng: “Ở chung cư làm gì cho khổ trăm bề, bỏ vài tỷ đồng ra mua, chờ mãi mới có nhà. Có nhà rồi chịu cảnh xài nước bẩn không biết kêu ai, không ai giải quyết cho. Bán thì không được vì sổ hồng chủ đầu tư “nợ” dài dài, thật đúng khổ trường kỳ”.
Dính “phốt” khó bán, muốn chuyển cũng khó!
Thời gian qua, vấn đề nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn trở thành câu chuyện “đau đầu” của rất nhiều hộ dân đang sinh sống tại các chung cư trên địa bàn Hà Nội.
Không riêng gì trường hợp nêu trên, thực tế vừa qua rất nhiều cư dân tại chung cư khác cũng từng lên tiếng bức xúc vì bỏ ra hàng tỷ đồng mua nhà để được hưởng chất lượng “nhiều sao” như quảng cáo lúc bán nhà của chủ đầu tư, nhưng thực tế khi vào ở, không chỉ vấn đề nước bẩn mà còn vô số chuyện khác như nhà đang xuống cấp, sổ đỏ “bật vô âm tín”…
Chính những bất cập này khiến các chung cư dính “phốt” trở nên rất khó bán. Nhiều cư dân muốn chuyển đi gấp thường phải “cắt lỗ” sâu.
Chị Hà, một cư dân tại chung cư ở Hà Đông cho biết, chủ đầu tư không mấy quan tâm đến việc bảo trì nên nhiều khu vực công cộng đã xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống thoát nước không đảm bảo, thường xuyên bị phản ánh nước bẩn nên khách đến xem căn hộ cứ “một đi không trở lại” hoặc nếu có “thiện chí mua” thì cũng trả rất rẻ.
Năm trước, báo chí đưa tin Sở Y tế Hà Nội đặt mục tiêu trong năm 2018 tiến hành thanh tra toàn bộ bể nước sinh hoạt của tất cả các khu nhà chung cư, cơ sở cấp nước trên địa bàn Thủ đô.
Trước mục tiêu này, dân cư nhiều chung cư “thở phào” và đặt kỳ vọng, sẽ có nguồn nước sạch trong sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe. Thế nhưng đến thời điểm này, dù chưa đọc được kết quả thanh tra thì người dân cũng thấy sự “mừng thầm” năm ngoái là quá sớm.
Luật sư Nguyễn Thanh Tùng, đoàn luật sư TP. Hà Nội cho hay: “Cư dân là những người bỏ tiền để sử dụng dịch vụ, người dân có quyền đòi hỏi được dùng nước sạch.
Theo đó, nếu trong quá trình sinh sống tại tòa nhà xảy ra tình trạng nước nhiễm bẩn, gây tác hại tới sức khỏe của cư dân thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý để cung cấp nước sạch. Trong trường hợp chủ đầu tư chây ỳ, lâu không xử lý thì cần có sự vào cuộc của Hội bảo vệ người tiêu dùng, luật sư để bảo vệ quyền lợi của cư dân”.
Thậm chí các biện pháp như khởi kiện ra toà những đơn vị không đảm bảo nguồn nước sạch như cam kết đối với cư dân (chủ đầu tư, công ty cung cấp nước...) cũng cần được tính đến nếu cư dân thấy vi phạm quyền lợi, ảnh hưởng đến an toàn sức khoẻ...
Liên quan tới vụ nước bẩn sông Đà, ngày 16/10, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà có thông báo tạm dừng cấp nước và không thông báo thời điểm cấp nước trở lại. Lý do tạm dừng cấp nước được Công ty nước sạch sông Đà giải thích là để thau rửa bể chứa, súc xả toàn bộ tuyến ống.
Văn bản do ông Nguyễn Văn Tốn – Tổng Giám đốc Công ty nước sạch sông Đà - thông báo tới các hộ dân cho biết, sau khi hoàn thành súc xả sẽ thông báo thời gian cấp nước trở lại.
Đến sáng nay (17/10), ông Nguyễn Văn Tới - Giám đốc Công ty Viwaco xác nhận khoảng 21h tối qua (ngày 16/10), Công ty nước sạch sông Đà đã cấp nước trở lại vào đường ống phân phối nước cho các công ty bán cho các hộ dân.
Hiện tượng nước sạch sông Đà có mùi lạ xuất hiện từ ngày 10/10 ở nhiều quận ở Hà Nội như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm... Kết quả xét nghiệm xác định mùi lạ trong nước liên quan đến chất Styren, chất này có tỷ lệ cao hơn 1,3 - 3,6 lần so với mức bình thường.
Trước thực tế ô nhiễm nguồn nước sạch sông Đà, ảnh hưởng đến đời sống của hàng vạn người dân khu vực tây nam Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo khắc phục ngay sự cố, kịp thời cung cấp nguồn nước sạch cho người dân.
Nguyễn Mạnh