您现在的位置是:Betway > Cúp C1

Tổng Bí thư: Phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên nhanh, bền vững hơn_lịch thi đấu epl hôm nay

Betway2025-01-26 13:22:02【Cúp C1】4人已围观

简介Tin thể thao 24H Tổng Bí thư: Phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên nhanh, bền vững hơn_lịch thi đấu epl hôm nay

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận hội nghị.

Ngày 14-10,ổngBíthưPháttriểnkinhtếvùngTâyNguyênnhanhbềnvữnghơlịch thi đấu epl hôm nay Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 6-10-2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Đồng chủ trì có các vị Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.

Dự hội nghị có các vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội; lãnh đạo chủ chốt 5 tỉnh trong vùng Tây Nguyên.

Đây là Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm sớm đưa Nghị quyết quan trọng vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển vùng.

Nghị quyết có nhiều điểm mới

Xuất phát từ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, ngày 18-01-2002, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW; Bộ Chính trị khóa XI đã tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW và ban hành Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24-10-2011 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2010 và thời kỳ 2011-2020.

Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị (khóa IX, XI), các địa phương trong vùng đã nhận thức ngày càng sáng rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng, khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên.

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nhanh, bền vững các vùng nói riêng và cả nước nói chung trong thời kỳ chiến lược mới, Nghị quyết lần này có 3 điểm mới, kế thừa, bổ sung, phát triển 4 quan điểm của Nghị quyết số 10-NQ/TW thành 5 quan điểm chỉ đạo mới, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới.

Ở đây có nhiều nội dung thể hiện rất rõ tinh thần đổi mới, quyết tâm rất cao của Đảng ta tại Đại hội XIII, quyết tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về phát triển vùng Tây Nguyên trong thời kỳ chiến lược mới.

Bộ Chính trị yêu cầu, cần phải nhận thức rõ vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng-an ninh và đối ngoại của cả nước.

Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng của cả nước, trước hết là của các địa phương trong vùng và vùng Duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ.

Xây dựng, phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, gắn kết chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng-an ninh và tăng cường công tác đối ngoại. Lấy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội làm nền tảng cho việc giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị-xã hội.

Phát triển vùng Tây Nguyên phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng chủ trì hội nghị.

Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số.

Chú trọng khôi phục, phát triển rừng gắn với giữ vững, bảo vệ rừng, ổn định, nâng cao đời sống, sinh kế của người dân gắn với rừng. Ổn định dân cư và tạo việc làm tại chỗ cho người dân gắn bó với quê hương.

Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến nông sản; phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm; phát triển các trung tâm du lịch lớn, hình thành các tuyến du lịch chuyên đề gắn với bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

Đẩy mạnh liên kết vùng, nội vùng, lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển vùng. Phát triển vùng Tây Nguyên theo hướng liên kết chặt chẽ với vùng Duyên hải miền Trung và vùng Đông Nam Bộ; lấy việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng số làm động lực, tạo dư địa cho sự phát triển Vùng.

Đẩy nhanh kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, với các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mekong, nhất là trong khuôn khổ Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia và các nước ASEAN...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý xây dựng nền văn hóa Tây Nguyên tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá trị văn hóa khác biệt giữa các dân tộc, coi đây là động lực, nền tảng cho phát triển và hội nhập quốc tế.

Ưu tiên giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa, giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số, nhất là các lễ hội truyền thống, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Đẩy mạnh việc xây dựng nông thôn mới.

Giải quyết căn bản vấn đề đất ở, đất sản xuất và việc khiếu kiện, tranh chấp đất đai, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân....

Về mục tiêu, tầm nhìn, đây là một nội dung, yêu cầu hoàn toàn mới. Nếu như Nghị quyết số 37-NQ/TW và Kết luận số 12-KL/TW trước đây chỉ đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2020, Nghị quyết lần này đã xác định mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thể hiện rõ khát vọng, ý chí, quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta, nhất là cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong vùng.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Nghị quyết lần này đề ra đầy đủ, đồng bộ và mới mẻ các nhiệm vụ, giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, bao gồm các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; về phát triển nhanh, bền vững kinh tế vùng; về phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị phù hợp với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, mục tiêu, yêu cầu phát triển Tây Nguyên trong thời kỳ mới.

Phát huy tiềm năng, lợi thế vùng Tây Nguyên

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành Trung ương và các địa phương phát biểu tham luận cho thấy, toàn vùng Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng; đồng thời chỉ ra, không ít những khó khăn, thách thức lớn.

Điểm cầu trực tuyến Thông tấn xã Việt Nam và các điểm cầu trực tuyến tại các ban, bộ, ngành cùng các địa phương

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về vùng Tây Nguyên, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh phải quán triệt thật đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, nội dung của Nghị quyết; nắm vững các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm. Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành, của người dân và cộng đồng các doanh nghiệp về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của vùng.

Đổi mới tư duy phát triển, nhất là về liên kết vùng, tiểu vùng; về cơ chế, chính sách đặc thù; về phân bổ nguồn lực; về nguồn nhân lực, tiềm năng, lợi thế nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, các tiểu vùng và từng tỉnh trong vùng, tiểu vùng; giải quyết các vấn đề trọng điểm quốc gia tại vùng; các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tiểu vùng.

“Đồng thời, phải nhận thức và giải quyết thật đúng, thật tốt mối quan hệ giữa phát triển vùng và phát triển chung của cả nước-Cả nước vì Vùng và Vùng vì Cả nước; xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các ban, bộ, ngành Trung ương; của các địa phương trong vùng để xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết theo đúng tinh thần 'đúng vai, thuộc bài'," Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ cần khơi dậy, phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống cách mạng, lòng yêu nước; tinh thần chủ động, sáng tạo; ý thức tự lực, tự cường, ý chí vươn lên mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên và nhân dân các địa phương trong vùng; quyết tâm vượt lên chính mình, khắc phục tư tưởng bằng lòng, bị động, chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Trung ương; quyết tâm không cam chịu đói nghèo, thua kém các tỉnh khác, vùng khác.

Đồng thời, tăng cường sự hỗ trợ của Trung ương, sự hợp tác, giúp đỡ của các địa phương trong cả nước để phát triển kinh tế vùng nhanh và bền vững hơn; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng đạt mức cao hơn bình quân chung của cả nước trên cơ sở từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.

Trên cơ sở đổi mới về tư duy, nhận thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, cần đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phát triển vùng.

Các cơ quan ở Trung ương cần tăng cường phối hợp với Hội đồng vùng và các địa phương trong vùng, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, ban hành, triển khai thực hiện luật pháp, chính sách ưu tiên, có tính đặc thù cho phát triển vùng.

Xây dựng, tổ chức thực hiện thật tốt Quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng xanh, bền vững và toàn diện; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước, kết hợp với huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển các công trình trọng điểm có sức lan tỏa, giải quyết các vấn đề phát triển vùng và liên vùng; phát triển vùng toàn diện cả về kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên.

Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đều có đảng viên, chi bộ đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện, coi đây là nhân tố hàng đầu có tính quyết định. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền.

Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu dự hội nghị.

Kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW. Phấn đấu để các thôn, bản ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều có đảng viên và chi bộ đảng; thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu hợp lý, có sự chuyển giao, kế thừa chặt chẽ giữa các thế hệ.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện lớp cán bộ kế cận, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và đoàn thể nhân dân.

Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; phát huy cao độ truyền thống văn hóa, cách mạng; sự cần cù, ý chí vươn lên, tự lực, tự cường của nhân dân trong vùng. Xây dựng tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa nhân dân trong vùng với nhân dân vùng biên giới các nước bạn láng giềng.

Ngay sau hội nghị này, căn cứ vào Nghị quyết, Kế hoạch của Bộ Chính trị, sự chỉ đạo, hướng dẫn của các ban đảng Trung ương và các cơ quan, Tổng Bí thư nhấn mạnh, các cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị của các địa phương trong vùng cần khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động, chương trình học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết gắn với tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết Đại hội đảng bộ các tỉnh.

Ban cán sự đảng Chính phủ cần khẩn trương, ráo riết chỉ đạo xây dựng, ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết; giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương trong vùng.

Các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong vùng cần cụ thể hóa Nghị quyết, Chương trình hành động của Chính phủ bằng các cơ chế, chính sách, kế hoạch, đề án, dự án và nguồn lực cụ thể, có tính khả thi cao.

Chính phủ cần tập trung ưu tiên sớm hoàn thiện, ban hành Quy hoạch phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo cơ sở để các địa phương trong vùng xây dựng quy hoạch phát triển của địa phương mình.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng rằng cấp ủy, chính quyền, nhân dân các tỉnh Tây Nguyên sẽ cùng với các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các cấp trong cả nước, nhất là vùng duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đổi mới, nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, để tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vượt qua mọi khó khăn, thách thức; thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị lần này, tạo bước chuyển biến mới, mạnh mẽ hơn trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên.

Cùng với cả nước tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, nỗ lực phấn đấu, tạo chuyển biến thật mạnh mẽ trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh trong thời kỳ mới, theo tinh thần: Cả nước vì Tây Nguyên; Tây Nguyên vượt khó vươn lên cùng cả nước và vì cả nước!./.

Theo TTXVN

很赞哦!(339)