Tổng Bí thư: Làm mạnh hơn công tác phòng chống tham nhũng_lịch thi đấu ngày

Tổng Bí thư,ổngBíthưLàmmạnhhơncôngtácphòngchốngthamnhũlịch thi đấu ngày Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Ngày 26/5, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã họp, cho ý kiến đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 17 đến nay và một số nội dung quan trọng khác. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất, từ sau Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo ngày 15/12020 đến nay, mặc dù tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, công tác phòng, chống tham nhũng nói chung, công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo nói riêng, tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, có những chuyển biến tích cực.

Đảng ủy Công an Trung ương, Thường vụ Quân ủy Trung ương, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân Tối cao, Ban Nội chính Trung ương đã tích cực, khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kết thúc xác minh 1 vụ việc; kết thúc điều tra 8 vụ án, 49 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 4 vụ án, 30 bị can; hoàn thành xét xử sơ thẩm 6 vụ án, 17 bị cáo; xét xử phúc thẩm 3 vụ án, 34 bị cáo.

Các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi gần 7.600 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch các tài sản có giá trị 773,37 tỷ đồng, 2,23 triệu USD, 34 bất động sản, 5 ôtô và nhiều tài sản khác.

Một số vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đã được khẩn trương đưa ra xét xử như xét xử sơ thẩm vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm các quy định về quản lý đất đai; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Hải Thành, Quân chủng Hải quân liên quan đến đất số 7-9 Tôn Đức Thắng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; Xét xử sơ thẩm vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Chi nhánh Lũng lô miền Nam, Công ty Lũng Lô; Xét xử phúc thẩm vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan; Xét xử phúc thẩm vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Xét xử phúc thẩm vụ án “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Đà Nẵng.

Quang cảnh cuộc họp. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Ban cán sự đảng Chính phủ đã lãnh đạo Thường trực Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh…) tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giám định, định giá tài sản, cung cấp tài liệu phục vụ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc. Thanh tra Chính phủ ban hành Kết luận thanh tra Dự án nhà máy Đạm Hà Bắc.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với 1 Ủy viên Bộ Chính trị; 1 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; 2 nguyên cấp Thứ trưởng có sai phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Những kết quả đạt được nêu trên tiếp tục khẳng định quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thường trực Ban Chỉ đạo đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng cùng với việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19, phát triển kinh tế-xã hội và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp, cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng; hoàn thành đúng tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xác minh, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế.

Đến hết năm 2020, phấn đấu kết thúc điều tra 13 vụ án; ban hành cáo trạng truy tố 17 vụ án; xét xử sơ thẩm 21 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án; kết thúc xác minh, xử lý 18 vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo; tập trung điều tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm của tổ chức, cá nhân liên quan trong các vụ án.

Cụ thể là: Vụ án “Buôn lậu; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; rửa tiền; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan; Vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan; Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri); Vụ án “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Cũng tại cuộc họp này, Thường trực Ban Chỉ đạo cho ý kiến đối với đề án sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc số 07-QC/BCĐTW ngày 9/4/2013 của Ban Chỉ đạo; Báo cáo kết quả kiểm tra về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có liên quan đến dấu hiệu tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ tại một số cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan chức năng, theo Kế hoạch số 222-KH/BCĐTW ngày 26/9/2019 của Ban Chỉ đạo; cụ thể hóa, thể chế hóa quan điểm xử lý đối với các hành vi sai phạm trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp xảy ra thời gian trước đây; thống nhất kết thúc theo dõi, chỉ đạo đối với 3 vụ án, 1 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo do đã được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhất trí với ý kiến đánh giá của các thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo về các kết quả đạt được kể từ sau Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo đến nay.

Thường trực ban Chỉ đạo và Ban Chỉ đạo tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, các cơ quan chuyên môn vào cuộc làm việc tốt, mặc dù có sự cố lớn xảy ra đột xuất như dịch COVID-19, có khó khăn khách quan, nhưng tiến độ công việc vẫn rất khẩn trương, chất lượng công việc được bảo đảm, các vụ án, vụ việc tiếp tục được đưa ra xét xử và công bố công khai. Các địa phương tiếp tục đấu tranh phòng, chống tham nhũng, các cơ quan chức năng cùng vào cuộc, phối hợp nhuần nhuyễn, ngày càng tốt hơn.

Tuy có việc còn chậm, có việc cần rút kinh nghiệm, nhưng tinh thần là làm tốt. Kết quả cụ thể đều được công khai, báo chí đưa tin kịp thời, dư luận quan tâm và mong muốn tiếp tục làm tốt hơn nữa. Mặc dù khối lượng công việc lớn, nhiều việc khó, lại chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, nhưng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không hề dừng lại, mà vẫn tiếp tục, tạo không khí tin tưởng phấn khởi đi vào đại hội.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhắc nhở không chủ quan, từ nay đến Đại hội thời gian còn rất ngắn, nhiều việc lớn phải làm. Sau một thời gian tạm dừng do dịch COVID-19, Đại hội Đảng bộ các cấp tiếp tục được tiến hành, học sinh đã đi học trở lại, vấn đề mới đặt ra là quản trị trật tự trị an thế nào… phải đặt trong không khí chung ấy để tiếp tục làm cho có kết quả.

Về công việc sắp tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định, tinh thần là tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, duy trì, thậm chí làm mạnh hơn. Bây giờ, tâm trạng xã hội, cũng là mong muốn của cán bộ, đảng viên, lo rằng đại hội đến nơi rồi, liệu có dám làm không, có tiếp tục duy trì được không…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ, phân tích kỹ bối cảnh cho thấy không có tư tưởng ấy. Yêu cầu nhiệm vụ sắp tới là phải tập trung phục vụ nhiệm vụ chính trị, trọng tâm là phục vụ việc tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thành công tốt đẹp.

Việc tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là dịp quan trọng để nhìn lại năm 2020 và cả nhiệm kỳ, rút kinh nghiệm thiết thực, đồng thời động viên toàn Đảng, toàn dân, tạo không khí phấn khởi trong xã hội, truyền thông điệp không dừng, không nghỉ trong bất cứ hoàn cảnh nào và sắp tới phải làm mạnh hơn nữa công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Phân tích, chỉ rõ những yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, nội dung công việc tập trung phục vụ công tác nhân sự Đại hội, làm sao để giới thiệu được những người thực sự xứng đáng vào cấp ủy.

Việc lấy phiếu giới thiệu, thăm dò mới là kênh đầu tiên phát hiện nguồn, nhưng ai thẩm định, điều tra, về phẩm chất đạo đức thế nào có vấn đề gì không... Đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, điều tra, xác minh, kết luận cho rõ ràng, có dư luận, đơn thư hay không, có suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức hay không… phải làm việc này có trách nhiệm, xác định cho đúng để báo cáo Trung ương, Bộ Chính trị. Đây là nhiệm vụ rất lớn, phải làm khẩn trương, có trách nhiệm, có lý có tình, có tinh thần xây dựng rất cao và phải có kết luận sớm, phải làm rất khẩn trương và có kế hoạch.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: "Trong quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phải khẳng định nguyên tắc là nghiêm khắc, khẩn trương nhưng cũng rất thận trọng, trách nhiệm, có lý, có tình, đầy sức thuyết phục, mang tính cảnh tỉnh, cảnh báo và giáo dục.

Ngăn ngừa không để lọt vào Trung ương, Bộ Chính trị những phần tử không đủ tiêu chuẩn, nhưng cũng đừng nghe dư luận mà bỏ sót những người thực sự có tài, thực sự có đức, người khiêm tốn thường không hay nói ra, nhưng đó là những người đáng quan tâm, cái trống đánh kêu to nhưng chưa chắc đã phải là cật. Cần có chính sách khuyến khích những người làm sáng tạo, có động cơ tốt nhưng làm chưa được thì phải khuyến khích; phải có chính sách khuyến khích những người sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Những người đúng không dám bảo vệ, sai không dám đấu tranh, mũ ni che tai, giữ mình là chính, cứ bo bo vào, người ấy chưa chắc đã tốt, mà lại là “cái mã bên ngoài che đậy sơ sài bên trong”…

Không phải chỉ ở Trung ương, mà các ngành, cơ quan, địa phương cũng phải thấm nhuần tinh thần này, làm theo cách này. Ban Chỉ đạo có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, kịp thời phát hiện những nơi làm tốt, những nơi làm không tốt, để có cách xử lý chính xác, thật sự công tâm, công bằng, khách quan…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh phòng, chống tham nhũng vẫn phải làm rất mạnh mẽ, quyết liệt, nhân dân đang rất đồng tình. Sự phối hợp giữa các cơ quan vừa qua rất tốt, sắp tới phải làm tiếp, phục vụ cho công tác nhân sự Đại hội. Những khâu khó như giám định, phải có cách làm, xét xử phải căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có yếu tố tăng nặng, có yếu tố giảm nhẹ, quan điểm xử lý phải nhất quán, phải rất công tâm, công bằng. Tinh thần là giáo dục, răn đe, cảnh tỉnh, không chỉ cốt xử nhiều, xử nặng mới là tốt; cần rút kinh nghiệm, cầu thị lắng nghe, đoàn kết thống nhất, đặt lợi ích chung lên trên hết… /.

TheoTTXVN