HP bị tố cài phần mềm gián điệp lên máy tính Windows 10_lich thi dau laliga
Đáng chú ý,ịtốcàiphầnmềmgiánđiệplênmáytílich thi dau laliga người dùng hoàn toàn không biết gì về cơ chế này. HP cũng không hề thông báo về việc họ tự ý thu thập thông tin và mục đích của việc làm này.
Trong bản nâng cấp phần mềm mới đây (không rõ HP hay Microsoft phát hành), nhiều người dùng máy tính HP phản ánh một ứng dụng của hãng đã tự ý kết nối và tải nhiều thông tin cá nhân lên máy chủ HP.
Theo thông tin phản ánh, tình trạng trên diễn ra từ giữa tháng 11. Phần mềm này có tên gọi “HP Touchpoint Analytics Service”, được tạo ra để thay thế giải pháp tự quản lý HP Touchpoint Manager.
Theo mô tả của HP, phần mềm này có các công cụ giúp người dùng quản lý các dịch vụ “an toàn hơn”. Vấn đề ở chỗ nó tự cài vào máy tính mà không xin phép người dùng, đồng thời đào xới nhiều thông tin cá nhân rồi gửi về máy chủ HP.
Một người dùng phản ánh trên trang web hỗ trợ của HP: “Phần mềm này khiến máy tính của tôi quá tải. Có thể nghe rõ tiếng lách cách ra phát ra bên trong máy, cùng với đó đèn nền chớp tắt rất nhanh. Trong Task Manager, tôi có thể thấy rõ phần mềm này đã tự ý bật và tắt nhiều ứng dụng”.
Hiện không rõ cách thức phần mềm này được cài đặt như thế nào. Có thể nó được gói trong bản nâng cấp Windows mới nhất hoặc do HP tự cài vào máy. Dù thế nào đi chăng nữa, người dùng không hề thích điều này.
Mặc dù gỡ bỏ spyware này không khó, nhưng vấn đề ở chỗ thông tin riêng tư người dùng quá dễ bị xâm phạm. HP hiện chưa đưa ra bình luận nào cũng như cách thức giải quyết vụ việc.
Đây không phải lần đầu các nhà sản xuất thiết bị tự ý cài đặt phần mềm thu thập thông tin vào máy tính người dùng. Lenovo từng nhiều lần bị phát hiện có hành vi này.
Hãng công nghệ của Trung Quốc vừa bị phạt 3,5 triệu USD vì cài sẵn phần mềm quảng cáo vào máy tính người dùng.
Thậm chí, Microsoft cũng phải hủy bỏ kế hoạch thu thập thông tin kiểu này. Windows 10 vẫn có cơ chế thu thập thông tin người dùng (các thiết lập, thói quen sử dụng, trải nghiệm sản phẩm…) nhưng chỉ ở mức cơ bản.
Facebook từng nghĩ rằng hãng này có quyền được biết người dùng đang ở đâu để phát quảng cáo liên quan cho họ, như một cách lôi kéo người dùng vào cửa hàng mua sắm.
Có hơn 400 website luôn theo dõi mọi thứ bạn gõ trên mạng mỗi ngày theo thời gian thực. Ngay cả Google cũng có cơ chế thu thập dữ liệu qua mô hình quảng cáo DoubleClick.
Chưa bao giờ, thông tin người dùng lại dễ dàng bị thu thập đến vậy.
Theo Zing