Đến ngày 17/8,àngVănHưngkhángcáokêuoanánchungthânvụchuyếnbaygiảicứnhan dinh sassuolo đã có 18/54 bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu” có đơn kháng cáo. Trong đó bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu điều tra viên) và Trần Minh Tuấn (nguyên Giám đốc Công ty CP Xây dựng Thái Hòa) kháng cáo kêu oan.
Cả hai bị cáo trên đều bị cáo buộc tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng nhận án tù chung thân, bị cáo Tuấn nhận án 16 năm tù.
Bản án sơ thẩm cho rằng, bị cáo Hoàng Văn Hưng lừa đảo chiếm đoạt số tiền lớn, bị cáo không thành khẩn và chưa khắc phục hậu quả.
Hành vi phạm tội của bị cáo Hưng gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Nhà nước và hình ảnh công an nhân dân, cần xử lý nghiêm bị cáo mới đủ răn đe, phòng ngừa chung.
16 bị cáo còn lại có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Trong đó có các bị cáo: Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an), Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế), Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) và Trần Văn Tân (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam).
Trước đó TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt các bị cáo Tuấn, Kiên, Lan án tù chung thân; tuyên phạt bị cáo Tân mức án 6 năm tù cùng về tội Nhận hối lộ.
Đối với các bị cáo thuộc nhóm tội nhận hối lộ, HĐXX cho rằng, một số bị cáo chưa thành khẩn, gây bất bình trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan Nhà nước. Các bị cáo đều là người có chức vụ quyền hạn, nhưng đã lợi dụng vị trí công tác, lợi dụng dịch bệnh để thực hiện hành vi phạm tội.
HĐXX cũng chỉ ra thủ đoạn phạm tội của các bị cáo như sau: Các bị cáo nhận hối lộ đưa ra thỏa thuận, mặc cả, gây khó khăn cho doanh nghiệp; thực hiện chức trách nhiệm vụ không đầy đủ, dẫn đến việc các doanh nghiệp muốn được cấp phép chuyến bay phải thực hiện “luật bất thành văn” là chi tiền hối lộ.
Một số bị cáo thậm chí còn thông đồng, thống nhất về số tiền nhận hối lộ.