Betway

Tin thể thao 24H Đưa tinh thần phụng sự tổ quốc vào văn hoá doanh nghiệp công nghệ_keonhacai5.

Đưa tinh thần phụng sự tổ quốc vào văn hoá doanh nghiệp công nghệ_keonhacai5.

Phụng sự Tổ quốc mình,Đưatinhthầnphụngsựtổquốcvàovănhoádoanhnghiệpcôngnghệkeonhacai5. sau nữa là phụng sự nhân loại. Mang trên mình sứ mệnh tạo nên những tên tuổi có ảnh hưởng toàn cầu, để xây dựng Việt Nam hùng cường thịnh vượng, gìn giữ hoà bình.

Đó là những thông điệp mà Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh khi phát biểu tại Đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT (VINASA) diễn ra ngày 19/3/2021. VietNamNet xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Hiệp hội hãy giữ lấy triết lý ban đầu, đó là khát vọng tiên phong trong sự nghiệp hưng thịnh quốc gia bằng công nghệ số, nhưng cũng nhận lấy những sứ mệnh mới để góp phần đưa Việt Nam thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 khi nước Việt Nam mới tròn 100 tuổi.

 

Cộng đồng doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam đã lớn mạnh. Chúng ta có quyền tự hào về cộng đồng này, về những đóng góp của họ cho đất nước. Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có được sự lớn mạnh này. Không phải ngẫu nghiên mà có được, đó là do sự lựa chọn chiến lược đúng, do người Việt Nam phù hợp với phát triển CNTT nói riêng và công nghệ nói chung, do đất nước 35 năm đổi mới, chính trị ổn định và liên tục phát triển với tốc độ cao, do khát vọng của những người làm CNTT như anh Trương Gia Bình, do lao động quên mình, lao động quên ngày đêm của những người làm CNTT, của cộng đồng doanh nghiệp CNTT chúng ta.

Logic thông thường là chúng ta kém thì chúng ta phải đi sau. Nếu vậy thì chúng ta mãi mãi là người đi sau. Vậy nên, logic đúng phải là, chúng ta kém do vậy chúng ta phải đi trước. Các nước đã phát triển thì đang yên ổn trong cái cũ nên sẽ không mặn mà với cái mới. Các nước đang phát triển thì đói khát hơn và do vậy, nhanh hơn với cái mới, với công nghệ mới. Vì đi trước các nước phát triển nên chúng ta mới có cơ hội thay đổi thứ hạng quốc gia. Cuộc CMCN lần thứ tư là cuộc cách mạng về ai dám đi đầu. Vậy, Vinasa và cộng đồng doanh nghiệp của mình có đi đầu thế giới trong cuộc CMCN 4.0 này không?

Các cuộc cách mạng trước đây như cơ khí hoá, điện khí hoá và tự động hoá thì càng dùng nhiều càng đắt, người sử dụng càng mua nhiều thì công ty sản xuất càng giầu có và công nghệ của họ càng phát triển. Công nghệ số thì ngược lại, càng nhiều người dùng thì sẽ càng rẻ, chi phí trên đầu người sẽ tiệm cận 0. Công nghệ số, nền tảng số càng dùng nhiều thì càng thông minh vì dữ liệu nhiều lên. Người dùng quyết định sự phát triển công nghệ nhiều hơn là người sáng tạo ra công nghệ. Bởi vậy, nếu chúng ta đi đầu về ứng dụng công nghệ mới, đi đầu về sử dụng các nền tảng số mới thì chúng ta sẽ thông minh nhất, các công nghệ sẽ được hoàn thiện tại Việt Nam thay vì tại nước sinh ra công nghệ gốc. Trong lịch sử phát triển của nhân loại thì đây là lần đầu tiên người sử dụng công nghệ lại góp phần chính trong phát triển công nghệ. Vậy, VINASA và cộng đồng doanh nghiệp của mình có đặt mục tiêu biến Việt Nam thành quốc gia thông minh nhất thế giới không?

Đại hội XIII của Đảng khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng, đặt ra mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao sau 25 năm nữa, chỉ ra con đường đi đến đích là bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), bằng công nghệ số và chuyển đổi số (CĐS). Vậy Vinasa và cộng đồng doanh nghiệp của mình có nhận lấy trách nhiệm tiên phong trong sứ mệnh vĩ đại này không?

Việt Nam đã tuyên bố tầm nhìn về Make In Vietnam, về thiết kế, sáng tạo và làm ra sản phẩm tại Việt Nam và từ đây đi ra toàn cầu. Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành Chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Vậy, Vinasa sẽ làm gì để chuyển các doanh nghiệp gia công phần mềm trở thành doanh nghiệp làm sản phẩm, giải bài toán Việt Nam và giúp Việt Nam phát triển?

Chính phủ đã khởi động công cuộc chuyển đổi số CĐS quốc gia, tuyên bố sẽ đi nhanh và đi đầu để thay đổi thứ hạng quốc gia, tuyên bố mục tiêu kép vừa thực hiện CĐS vừa phát triển các doanh nghiệp công nghệ số trong nước, tuyên bố tăng chi tiêu cho CĐS để tạo thị trường cho doanh nghiệp, tuyên bố cho phép thử nghiệm công nghệ mới, mô hình mới để thúc đẩy ĐMST, tuyên bố CĐS là cuộc cách mạng toàn dân và toàn diện làm thay đổi sâu sắc cách thức vận hành của chính phủ, doanh nghiệp và người dân theo hướng chất lượng và hiệu quả hơn. Vậy các doanh nghiệp của VINASA sẽ làm gì để trở thành động lực, thành hạt nhân của quá trình chuyển đổi này?

Cách đây 20 năm, Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã được thành lập với sứ mệnh xây dựng và kiến tạo nền công nghiệp mới của quốc gia. Vinasa đã phát triển, đã gắn liền với một chặng đường phát triển của đất nước, đã trở thành một tổ chức xã hội nghề nghiệp vững mạnh với hơn 400 doanh nghiệp thành viên. Ngày ấy, Chủ tịch Trương Gia Bình 45 tuổi. Và ngày hôm nay sẽ có có một người mới 45 tuổi nhận ngọn cờ từ tay anh Bình để đi tiếp. Ngọn cờ ấy không thay đổi, đó là khát vọng hưng thịnh quốc gia bằng công nghệ, là khát vọng chinh phục thế giới bằng công nghệ, là tinh thần tiên phong đi đầu. Nhưng sẽ là sứ mệnh mới, sứ mệnh CĐS quốc gia, sứ mệnh Make In Vietnam, sứ mệnh biến Việt Nam thành quốc gia số, quốc gia thông minh nhất, sứ mệnh đi ra toàn cầu đóng góp cho sự phát triển của nhân loại, sứ mệnh tạo lên những tên tuổi lớn ảnh hưởng toàn cầu, sứ mệnh Việt Nam hùng cường thịnh vượng để không kẻ thù nào dám đến xâm phạm, để Việt Nam luôn có hoà bình.

Việt Nam đã nuôi dưỡng các doanh nghiệp chúng ta, như người Mẹ hiền đã nuôi dưỡng con khôn lớn, đã đến lúc phải đi ra thế giới, chinh phục thế giới và mang thế giới về Việt Nam. Một giấc mơ quốc gia vĩ đại sẽ làm nên các doanh nghiệp vĩ đại. Vinasa và các doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT cần có một giấc mơ lớn hơn, một khát vọng lớn hơn, và đó sẽ là lý do tồn tại, phát triển cho chúng ta trong chặng đường phía trước.

Nhiều doanh nghiệp không nhìn thấy mối liên hệ giữa lợi nhuận và phụng sự tổ quốc mình. Phụng sự tổ quốc mình để đất nước phát triển, để từ đó doanh nghiệp có thị trường lớn hơn, có môi trường hoà bình để kinh doanh, để từ đó có lợi nhuận lớn hơn. Các doanh nghiệp của Vinasa muốn tiếp tục phát triển thì tinh thần phụng sự Tổ quốc phải được đưa vào văn hoá của mình, trở thành triết lý phát triển của mình. Phụng sự tổ quốc mình và sau nữa là phụng sự nhân loại.

Một cuộc cách mạng công nghiệp mới đang tới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp mới sẽ tạo cơ hội cho một số ít nước bứt phá vươn lên trở thành nước phát triển, nhưng không phải tất cả. Việt Nam chúng ta phải đi đầu trong cuộc cách mạng này để thay đổi thứ hạng, để trở thành nước phát triển. Mà đầu tiên đi đầu phải là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT, các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT của VINASA. Đi đầu không chỉ trong việc phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, mà còn là đi đầu trong quản trị một doanh nghiệp kiểu mới, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Tôi xin chúc Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT VINASA khởi đầu một chặng đường mới sau 20 năm, nhưng hãy giữ lấy triết lý ban đầu của những người sinh ra nó, đó là khát vọng tiên phong trong sự nghiệp hưng thịnh quốc gia bằng công nghệ số, nhưng cũng nhận lấy những sứ mệnh mới để góp phần đưa Việt Nam thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 khi nước Việt Nam mới tròn 100 tuổi. Trong chặng đường ấy, Vinasa luôn có Bộ TTTT bên cạnh, vừa là người dẫn dắt, tạo ra không gian mới, môi trường mới để phát triển, tạo điều kiện cho phát triển, là chỗ dựa và là người đồng hành tin cậy.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Đi trước các nước phát triển về cái mới để thay đổi thứ hạng quốc gia

Đi trước các nước phát triển về cái mới để thay đổi thứ hạng quốc gia

Chỉ có đi trước các nước phát triển về cái mới thì chúng ta mới có hy vọng thay đổi thứ hạng quốc gia. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng về ai dám đi đầu. 

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap