Ngành Ngoại giao cần tiếp tục coi trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng_thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá macarthur
Chiều 22/12,ànhNgoạigiaocầntiếptụccoitrọngxâydựngchỉnhđốnĐảthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá macarthur trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, Bộ Ngoại giao tổ chức phiên họp toàn thể về công tác xây dựng Đảng với chủ đề "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong và ngoài nước góp phần xây dựng ngành Ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh".
Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai chủ trì và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơncho biết, đây là hội nghị có ý nghĩa quan trọng với ngành Ngoại giao. Đảng bộ Bộ Ngoại giao hiện có quy mô lớn nhất trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương có tổ chức bộ máy được kiện toàn với gần 600 tổ chức đảng trong và ngoài nước, đội ngũ đảng viên với hơn 11.000 đảng viên ở khắp các châu lục trên thế giới và hơn 6 triệu quần chúng, đồng bào ta ở nước ngoài.
Đảng bộ Bộ Ngoại giao đã lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác xây dựng đảng đã củng cố vững chắc tư tưởng chính trị, kỷ luật, kỷ cương các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Nhờ đó tăng cường đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành trong triển khai các nhiệm vụ đối ngoại.
Bộ trưởng Ngoại giao cho biết, Ban Cán sự Đảng Bộ đã tham mưu với Ban Bí thư ban hành các văn bản cụ thể hóa quy định của Đảng phù hợp với điều kiện đặc thù. 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chủ động, tích cực quán triệt, phổ biến các chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế...
Bộ trưởng cũng thẳng thắn cho biết Ban cán sự Đảng và Đảng bộ Bộ Ngoại giao trên tinh thần tự soi, tự xét thấy vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm và rút ra nhiều bài học quý báu để nỗ lực hơn nữa nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo.
Tại hội nghị, các đại biểu nghe tham luận của các ban Đảng, cấp ủy trực thuộc Trung ương, các tổ chức Đảng ở ngoài nước.
Phát biểu tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Maikhẳng định công tác xây dựng Đảng của ngành Ngoại giao cùng với sự nỗ lực của cán bộ, đảng viên trong và ngoài nước đóng góp cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành.
Năm 2019, Quyết định số 209 của Bộ Chính trị về hợp nhất Đảng bộ Ngoài nước với Đảng bộ Bộ Ngoại giao, từ đó đến nay Đảng ủy, Đảng bộ Bộ Ngoại giao đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng đảng, nêu cao trách nhiệm cán bộ, đảng viên.
Thường trực Ban Bí thư điểm lại 5 kết quả nổi bật mà Đảng bộ Bộ Ngoại giao đã đạt được.
Thứ nhất, công tác quán triệt, triển khai đường lối, chủ trương của Đảng, nhất là công tác đối ngoại, ngoại giao, xây dựng Đảng đã được cụ thể hóa, sát với yêu cầu thực tiễn của ngành.
Thứ hai,quan tâm, chú trọng triển khai đồng bộ các mặt của công tác xây dựng đảng. Đó là: chính trị tư tưởng; tổ chức; tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; tổ chức bộ máy và cán bộ; kiểm tra, giám sát; công tác vận động quần chúng; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đổi mới nội dung phương thức.
Thứ ba,tiếp tục kiện toàn tổ chức và quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu.
Thứ tư,sự tham gia đóng góp của ngành ngoại giao trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Cuối cùng, công tác quản lý đảng viên, "đảm bảo không có đảng viên ra nước ngoài mà không được bố trí sinh hoạt".
Thường trực Ban Bí thư cũng nêu những hạn chế, bất cập, như bối cảnh thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, trong đó có những nguyên nhân khách quan và chủ quan xuất phát từ đặc thù của công tác đảng ngoài nước.
Chính vì vậy, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đề nghị toàn Đảng bộ cần tiếp tục coi trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nền tảng căn bản hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị; nghiên cứu tham mưu những vấn đề sát thực tiễn để có mô hình cơ chế phù hợp cho cán bộ, đảng viên ở ngoài nước; công tác xây dựng đảng phải năng động và linh hoạt nhưng cũng chặt chẽ.
"Dù trong hoàn cảnh nào các đồng chí cũng nỗ lực không ngừng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng, nêu gương cán bộ, đảng viên, đóng góp cho nhiệm vụ chính trị", Thường trực Ban Bí thư chia sẻ và nhấn mạnh mỗi tổ chức đảng, đảng viên phải có "nội lực" với vấn đề này thì mới thực hiện được xây dựng đảng.
Thường trực Ban Bí thư cũng lưu ý, chỉ một sơ suất của cán bộ, đảng viên hay cán bộ ngành Ngoại giao có thể ảnh hưởng đến quan hệ, đến an ninh, hình ảnh quốc gia.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều Nghị quyết, văn bản để phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngành Ngoại giao và công tác Đảng ngoài nước.
Thường trực Ban Bí thư đề nghị Đảng uỷ, Đảng bộ Bộ Ngoại giao, các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc nhiệm vụ xây dựng đảng và xem đó là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị.
Ngoài ra "không chỉ chấp hành mà còn chủ động tham mưu, đề xuất" để có mô hình, cơ chế hoạt động phù hợp, "không để một đảng viên nào vì đường xa, vì điều kiện hoạt động mà người ta bị xóa tên, không có điều kiện sinh hoạt đảng".
Thường trực Ban Bí thư cũng yêu cầu phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, "đặc biệt là sinh hoạt đảng sao cho thiết thực, hiệu quả".
Cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ Ngoại giao phải giỏi giang hơn, có năng lực thực tiễn, bản lĩnh chính trị, dám đương đầu với thử thách, phẩm chất đạo đức tốt để tiếp tục đóng góp, nâng cao vị thế, hình ảnh Việt Nam.