Cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp: Tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử_livescore tiếng việt

Trong nhng năm qua,ơsởdữliệuvềdoanhnghiệpTạonềntảngpháttriểnchínhquyềnđiệntửlivescore tiếng việt nhnhng nlc không ngng trong công tác đổi mi thu hút đầu tư, tnh Bình Dương đãto dng được mt cng đồng doanh nghip (DN) phát trin hết sc năng động, đóng góp rt tích cc vào quátrình phát trin kinh tế- xãhi ca tnh. Tuy nhiên, cũng còn mt sDN, nhàđầu tưchưa nhn thc đầy đủnghĩa vvàtrách nhim ca DN được quy định ti Lut DN vàmt slut khác cóliên quan đến đăng kýkinh doanh.

 Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý đăng ký thành lập DN qua mạng

 To hthng thông tin, qun lýdoanh nghip

Theo quy định của pháp luật, việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong hoạt động của DN trên địa bàn thuộc thẩm quyền của UBND các cấp và các sở, ngành chuyên môn theo nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Do vậy, nếu mỗi ngành, mỗi cấp đều kiểm tra mà không có sự phối hợp sẽ dẫn đến tình trạng có DN bị kiểm tra nhiều lần, cũng có trường hợp chưa được kiểm tra lần nào, không có cơ quan đầu mối nào tổng hợp, thống kê, báo cáo việc chấp hành quy định của pháp luật sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Đề án 419/QĐ- TTg ngày 11-4-2012 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý nhà nước đối với DN sau khi thành lập, với vai trò là cơ quan tham mưu UBND tỉnh về công tác đăng ký DN, quản lý DN sau khi đăng ký thành lập, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã xác định: Để quản lý DN một cách hiệu quả, vừa tiết kiệm nguồn lực của Nhà nước đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động, phát triển cần tạo ra một hệ thống thông tin thông suốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước, DN và người dân. Điều này chỉ có thể hiện thực được bằng cách xây dựng một cơ sở dữ liệu (CSDL) DN - đầu mối tập trung các thông tin về DN trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng các công cụ phần mềm phục vụ cho việc quản lý và cung cấp thông tin DN. Từ đó thực hiện việc liên thông quản lý của các đơn vị quản lý nhà nước liên quan cũng như cung cấp thông tin DN cho cộng đồng.

Ở các nước phát triển như TP.Eindhoven - Hà Lan, CSDL là một phần quan trọng góp phần làm nên sự thịnh vượng thành phố này. CSDL về DN nói chung là một thành phần trong các hệ thống các CSDL quan trọng của quốc gia, là một nguồn tài nguyên vô cùng hữu ích, cần khai thác hiệu quả. Bên cạnh mục tiêu phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước trong hoạch định chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, CSDL về đăng ký DN còn là thông tin đầu vào hữu ích cho DN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc thay đổi mô hình kinh doanh. Cụ thể hơn, trong quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như tìm kiếm bạn hàng, DN hay tổ chức, cá nhân nào cũng có thể truy cập để lấy được thông tin về bất cứ một DN cụ thể hoặc xu hướng sản xuất, kinh doanh của các DN trong các lĩnh vực hoặc địa bàn hoạt động khác nhau nhằm phục vụ cho quá trình thiết lập mô hình kinh doanh hay mở rộng mô hình kinh doanh.

Ngoài ra, CSDL về DN ra đời sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và DN cả trong và ngoài tỉnh.

Được sự chấp thuận của UBND tỉnh tại Quyết định số 2876/QĐ-UBND ngày 19-10- 2017, Sở KH&ĐT đã tổ chức nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai Dự án CSDL DN tỉnh Bình Dương. Dự án có mục tiêu chung là xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu số hóa, đầu tư trang bị hạ tầng kỹ thuật cần thiết để khai thác vận hành CSDL DN dùng chung của tỉnh; xây dựng CSDL DN dùng chung đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về DN của các cơ quan trong tỉnh.

Sở KH&ĐT cũng xác định những mục tiêu cụ thể đối với dự án, gồm: Tạo một hệ thống thông tin thông suốt giữa các đơn vị quản lý, tránh sự cập nhật và quản lý thông tin chồng chéo giữa các đơn vị; việc cập nhật, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị diễn ra một cách nhanh chóng, thuận tiện. Các công việc đều được thực hiện qua môi trường mạng. Kết nối, chia sẻ dữ liệu về DN với các CSDL chuyên ngành, các hệ thống thông tin chuyên ngành của các cơ quan Nhà nước trên cơ sở mã số DN và các trường thông tin có liên quan.

Các nhà lãnh đạo, quản lý có một công cụ thuận tiện, chính xác cho việc thống kê, báo cáo nhanh các số liệu về DN. Người dân và DN có khả năng tiếp cận nguồn thông tin chính thống về các DN trên địa bàn tỉnh, từ đó có cơ sở để đầu tư, hợp tác kinh doanh... Về cơ bản, dự án được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 sẽ hoàn tất CSDL về DN chuyên ngành kế hoạch - đầu tư, trung tâm của các hệ thống CSDL về DN (đến nay đã cơ bản hoàn tất), giai đoạn 2 dự kiến sẽ kết nối, giao tiếp với CSDL chuyên ngành về DN khác, tiến tới hình thành CSDL DN dùng chung của tỉnh và có khả năng cung cấp các dịch vụ công, cung cấp thông tin DN trên hệ thống.

CSDL DN tỉnh Bình Dương là một dự án quan trọng, phù hợp với Nghị quyết số 17/ NQ-CP ngày 7-3-2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, khung kiến trúc Chính phủ điện tử và thực hiện theo đúng mục tiêu của Đề án Thành phố thông minh trong tương lai đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt.

Quan tâm van ninh mng

Trong quá trình nghiên cứu xây dựng dự án CSDL cũng đã đặt ra một số vấn đề cần quan tâm, như: Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống CSDL của các đơn vị chưa đồng bộ, còn thiếu thông tin; vấn đề an ninh, an toàn thông tin; việc kết nối CSDL DN tỉnh với CSDL quốc gia cũng như việc kết nối với các CSDL chuyên ngành để chia sẻ, khai thác, nguồn nhân lực phục vụ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vẫn còn thiếu và chưa đủ chuyên nghiệp…

Để đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm hiệu quả trong tổ chức triển khai thực hiện, dự án cần sự quan tâm, phối hợp của lãnh đạo các sở, ban, ngành trong việc thực hiện các công việc sau: Dự án có sức lan tỏa và phạm vi ứng dụng rộng, tạo tiền đề quan trọng cho các giai đoạn sau, do đó phải có sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp của cả phòng ban liên quan và đặc biệt là việc giám sát, quản lý chặt chẽ từ Ban Quản lý dự án nhằm bảo đảm thực hiện đúng tiến độ và mục tiêu đã đề ra.

Song song đó, xác định, đây là dự án có liên quan đến nhiều sở, ngành và các cấp chính quyền địa phương. Vì vậy rất cần sự chỉ đạo đồng bộ, sự thống nhất, đồng thuận giữa các ngành, các cấp trong quá trình xây dựng cũng như triển khai, đưa dự án vào sử dụng. Sở KH&ĐT sẽ phối hợp với các sở, ngành đề xuất UBND tỉnh tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, quản lý và khai thác CSDL về DN; nghiên cứu xây dựng các quy chế phối hợp với các sở, ngành trong xây dựng và khai thác CSDL, các quy định về bảo vệ bí mật thông tin, quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho CSDL.

 NGUYỄN THANH AN (Phóphòng Đăng kýkinh doanh, SKH&ĐT)