Thời gian qua,âydựngnôngthônmớiBìnhDươngcócáchlàmsángtạohiệuquảkết quả bóng đá uae hôm nay Bình Dương đã có cách làm sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Chính từ chủ trương ban đầu là không chạy theo hình thức, chú trọng chất lượng nên chương trình NTM của tỉnh đã có những bước đi đúng hướng, vững chắc. Điểm đáng chú ý là không có địa phương nào trong tỉnh xảy ra tình trạng nợ công trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ NTM.
Đến nay, tại các xã nông thôn mới của tỉnh, tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa đạt 100%. Trong ảnh: Nhân dân xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng góp sức cùng Nhà nước nâng cấp đường giao thông nông thôn.Ảnh: THOẠI PHƯƠNG
Không chạy theo hình thức
Ngay từ đầu giai đoạn 2010- 2015, Bình Dương đã thực hiện chủ trương huy động mọi nguồn lực để xây dựng NTM, cũng như lồng ghép với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia khác, qua đó xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn theo hướng hiện đại. Theo đó, các địa phương trong tỉnh đã chủ động, linh hoạt huy động nguồn lực từ Nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp phục vụ xây dựng NTM, trong đó phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng NTM” được các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh nhiệt tình tham gia.
Giai đoạn 2018-2020, Bình Dương tiếp tục xây dựng xã NTM theo hướng nâng cao, kiểu mẫu nhằm không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Cụ thể, trong năm 2019 tỉnh phấn đấu có 5 - 7 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, kiểu mẫu; có thêm 2 huyện đạt chuẩn NTM, nâng tổng số huyện, thị đạt chuẩn NTM lên 5 huyện, thị. Đến năm 2020, tỉnh phấn đấu có 12 - 15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu; 100% huyện, thị xã đạt chuẩn NTM và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. |
Thời gian qua, Bình Dương đã có cách làm sáng tạo, hiệu quả, phát huy được sức dân trong xây dựng NTM. Chẳng hạn, đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn, tỉnh đã lồng ghép với chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ công nghiệp hóa, đô thị hóa toàn tỉnh. Nhờ đó, các công trình giao thông, trường học, y tế… được đầu tư đồng bộ, giảm được chi phí không cần thiết... Song song với việc xây dựng NTM, Bình Dương đã lồng ghép những chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản. Qua đó, tỉnh đã kêu gọi được nhiều nhà đầu tư rót vốn vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân tại các địa bàn nông thôn trong tỉnh.
Từ những kết quả bước đầu đạt được trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015, trong 3 năm qua (2016-2018), tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành liên quan đổi mới phương pháp, đa dạng hóa cách thức tuyên truyền để các cơ chế, chính sách, những cách làm hay, mô hình hiệu quả trong xây dựng NTM… đến rộng rãi với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Trong giai đoạn 2016-2018, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đầu tư nâng chất các tiêu chí NTM, như giao thông, văn hóa, giáo dục, y tế, điện, nước sạch nông thôn, môi trường…
Đến nay, 100% tuyến xã, đường từ trung tâm xã đến huyện, thị trong tỉnh đã được nhựa hóa (tăng 15% so với 2015), 100% đường trục ấp và đường liên ấp được nhựa hóa, bê tông hoặc cứng hóa, 100% đường ngõ xóm không lầy lội vào mùa mưa (tăng 21% so với năm 2015), 100% đường trục chính nội đồng bảo đảm vận chuyển hàng hóa. Trong khi đó, tỉnh tiếp tục xây mới, nâng cấp mở rộng các chợ ở nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 42 chợ nông thôn, tăng 2 chợ so với năm 2015. Về điện, hiện tỷ lệ hộ dân sử dụng điện tại khu vực nông thôn trong tỉnh đạt 99,98%, tăng 0,58% so với năm 2015…
Điều đáng mừng là đến nay, không có địa phương nào của tỉnh để xảy ra tình trạng nợ công trong xây dựng NTM. Để đạt được kết quả này chính là nhờ sự đoàn kết, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của người dân trong tỉnh.
Hướng đến xã NTM nâng cao
Xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng là một trong những xã đạt chuẩn NTM sớm nhất của tỉnh. Ông Nguyễn Thành Dự, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh An, cho biết năm 2013, xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Đến nay, địa phương vẫn tiếp tục đầu tư nâng chất các tiêu chí NTM trên địa bàn. Về kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông trên địa bàn xã đã được đầu tư nâng cấp, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại, vận chuyển nông sản. Hệ thống giao thông trên địa bàn xã hiện đã được đầu tư hoàn chỉnh.
Hệ thống đường trục xã, liên xã, đường trục chính nội đồng trên địa bàn xã Thanh An đã được cứng hóa 100%. Cùng với giao thông, hệ thống điện trong toàn xã được đầu tư nâng cấp ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt, đời sống của người dân trong xã đã được nâng cao rõ rệt: Nếu như năm 2012 thu nhập bình quân của xã là 22 triệu đồng/ người, thì đến năm 2018 đã đạt 55 triệu đồng/người. Xã đang phấn đấu trở thành xã NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh trong năm 2019.
Thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM, xã Bạch Đằng, TX.Tân Uyên đã thay đổi nhanh chóng; là một trong những xã điển hình trong xây dựng NTM của tỉnh. Bà Bao Thị Thu Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Bạch Đằng, cho biết Bạch Đằng được công nhận xã NTM vào năm 2013. Từ đó đến nay, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã thường xuyên đề ra các giải pháp và triển khai quyết liệt những công việc trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. Hiện nay, kinh tế của xã phát triển theo hướng gắn nông nghiệp với thương mại - dịch vụ, phát triển đô thị xanh gắn với du lịch sinh thái nhà vườn.
Theo ông Hồ Trúc Thanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đạt được, UBND tỉnh đã ban hành Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao. Cùng với đó, tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn phù hợp với định hướng, lộ trình phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm. Tỉnh cũng thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, ưu tiên đầu tư cho những công trình cấp bách như nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường, cơ sở vật chất y tế, văn hóa, trường học…; song song với việc xây dựng mới, tiếp tục thực hiện cải tạo, chỉnh trang các tuyến đường giao thông, cây xanh, cảnh quan môi trường trong các khu dân cư nông thôn để xây dựng môi trường sống văn minh, xanh, sạch, đẹp trong thời gian tới.
Bình Dương phát triển không bỏ quên người nghèo
Đó là ý kiến đánh giá của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương mới đây. Phó Thủ tướng nói: “Tôi phải dành lời khen đặc biệt đến lãnh đạo và nhân dân tỉnh Bình Dương trong công tác xây dựng NTM. Chỉ qua một thời gian ngắn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, hạ tầng nông thôn của Bình Dương được quan tâm đầu tư, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn được nâng lên.
Tôi thấy báo cáo ghi rõ Bình Dương còn vỏn vẹn 3 xã nữa là đạt 100% số xã đạt chuẩn NTM; có đến 2 thị xã và 1 huyện đã hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Trong khi còn phải đầu tư hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, xây dựng thành phố thông minh nhưng các đồng chí vẫn làm tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM như thế quả là đáng nể. Theo số liệu chúng tôi cập nhật được, Bình Dương hiện đang đứng hạng 4 cả nước về xây dựng nông thôn mới, vượt xa nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước và có những cách làm riêng, rất hiệu quả.
Việc Bình Dương xây dựng NTM với nhiều thành tích như trên không chỉ cho thấy quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong toàn tỉnh mà còn là minh chứng sống động cho chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong việc thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Trong xây dựng NTM của Bình Dương cũng cho thấy việc xây dựng NTM rất đặc trưng trong đổi mới, trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sắp tới, đề nghị Bình Dương chuẩn bị nội dung để đóng góp kinh nghiệm xây dựng NTM của mình tại Hội nghị tổng kết toàn quốc lần thứ 4 về xây dựng NTM tại Hà Nam. Tôi cũng đề nghị các bộ, ngành có liên quan học tập mô hình, nghiên cứu sự thành công trong xây dựng NTM của Bình Dương để nhân rộng ra cả nước trong tương lai gần”.
MINH NGUYỄN (ghi)