Theữdượcsĩtuổitửvongdothủyđậkết quả ý hôm nayo PGS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh nhân M.T (28 tuổi, trú tại Sơn Tây, Hà Nội) là dược sĩ bán thuốc tư nhân. Khoảng 1 tháng nay, bệnh nhân có phát hiện mắc viêm cầu thận lupus, điều trị nội trú tại bệnh viện, mới ra viện được 10 ngày.
Sau đó, bệnh nhân đau nhiều ở vùng thắt lưng và cột sống nên đã vào Trung tâm Thận tiết niệu - Bệnh viện Bạch Mai điều trị với chẩn đoán viêm thận lupus, đau lưng cấp.
Hai ngày sau, các bác sĩ đã phát hiện bệnh nhân có nốt phỏng nước ở mặt, lan xuống ngực, bụng nên chuyển bệnh nhân tới Trung tâm Bệnh Nhiệt đới để tiếp tục điều trị.
Bệnh nhân xác định mắc thuỷ đậukhông rõ nguồn lây nhưng tình trạng nặng có chảy máu bên trong nốt phỏng ở vùng đầu mặt, nửa thân trên, trong niêm mạc miệng có các điểm trợt chảy máu, các vị trí lấy máu tiêm truyền có hiện tượng chảy máu khó cầm.
Ngày 7/7, bệnh nhân bắt đầu có hiện tượng trở nặng như thở gắng sức, vận mạch leo thang, phải đặt ống nội khí quản. Các bác sĩ giải thích cho gia đình tiên lượng tử vong là rất cao. Đến khoảng 9h20 phút, sau 3 tiếng đặt ống nội khí quản, bệnh nhân mạch chậm dần, khó bắt, huyết áp không đo được, sau đó tử vong.
Theo bác sĩ Cường, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lành tính, do virus Varicella Zoster gây ra và có thể bùng phát thành dịch. Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp hoặc không khí, người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi.
Người khỏe mạnh mắc bệnh khoảng một tuần sau sẽ hết nhưng với người có nguy cơ cao như người suy giảm miễn dịch; người mắc ung thư đang điều trị hóa chất; người có bệnh lý nền đái tháo đường, tim mạch, thủy đậu có thể gây biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng.