- Thấy bố mẹ và các hộ nông dân ở địa phương phải sử dụng nguồn phân bón đắt tiền,ángchếraphânbónhiệuquảcaogiáthànhrẻtừcâydãquỳbóng đá đức hôm nay em Trần Hoàng Quân (sinh năm 1999) đã sáng tạo ra loại phân bón tự chế đơn giản, thân thiện môi trường và tiết kiệm chi phí từ cây dã quỳ.
Thành quả từ đề tài “Sử dụng cây dã quỳ làm phân bón và thuốc phòng trừ sâu hại trên cây cải xanh và cải ngồng” của nam sinh Trường THPT Trường Chinh (tỉnh Gia Lai) nhận được rất nhiều hưởng ứng của bà con địa phương bởi quy trình sản xuất đơn giản và giá thành tương đối rẻ. Cùng đó là hiệu quả về năng suất cao hơn thấy rõ so với các loại phân hữu cơ khác từ 10-20%.
Em Trần Hoàng Quân ( lớp 12 Trường THPT Trường Chinh, tỉnh Gia Lai) là một trong những học sinh tiêu biểu toàn quốc năm học 2015-2016. |
Quân chia sẻ: “Tại địa phương em, nguồn phân chuồng không sẵn có trong khi phân hữu cơ có giá thành rất cao nên em nghĩ đến việc tìm một nguồn phân bón khác có thể đem lại hiệu quả, năng suất tương tự với giá thành rẻ hơn”.
Qua nắm bắt thông tin nhiều kênh, có cả từ những bài báo quốc tế, Quân xác định hướng đi cho ý tưởng của mình từ cây dã quỳ vừa có những đặc tính phù hợp.
Quân chọn dã quỳ mà không phải một loại cây nào khác, bởi em nhận thấy ở địa bàn Tây Nguyên, đây là một loại cây phổ biến, phân bố rất rộng và có lượng sinh khối lớn, giàu dinh dưỡng cho cây. Vì vậy nếu thành công thì mọi người dân ai cũng đều có thể tự chế ra và sử dụng đại trà.
Nghĩ là làm, Quân lên kế hoạch khảo sát công thức trồng rau cũng như kinh nghiệm hiện có của các hộ gia đình. Thách thức lớn nhất với Quân là khó có thể lần mò vào tới tận các thôn, làng vùng sâu bởi địa hình Tây Nguyên đường sá đi lại rất khó khăn. Trong khi đó việc nghiên cứu và thống kê, khảo sát cần làm thường xuyên. Để khắc phục, Quân bèn nghĩ ra cách nhờ trực tiếp bạn bè ở nơi mà đồng bào trồng rau theo hình thức tự nhiên, không bón phân để lấy mẫu phân tích.
Trong quá trình tiến hành phân tích, Quân chủ động liên hệ các giáo viên bộ môn để nhờ giải thích và tư vấn trực tiếp. “Giáo viên dạy Sinh học giúp em giải thích về khoa học. Ngoài ra em cũng cần tới sự hỗ trợ của giáo viên tiếng Anh để tham khảo thêm các tư liệu nước ngoài có thông tin về cây dã quỳ bởi có những từ ngữ chuyên ngành em không thể dịch nổi”, Quân kể.
Tuy nhiên để đi đến thành công, Quân còn phải đối mặt với những trở ngại không tưởng khác, nổi bật là việc phải “rào kỹ canh gà”. “Khi em gieo hạt trồng cải, xung quanh nhà có hộ nuôi gà, rào không kỹ thì chỉ cần gà chui vào phá là coi như hỏng lần đó”.
Cứ thế, hằng ngày, Quân tỉ mẩn ghi lại vào một cuốn sổ để thống kê số hạt nảy mầm. Sau một thời gian cho thấy, với việc bón phân dã quỳ, tỷ lệ nảy mầm từ hạt đạt 80-90%, cao hơn nhiều so với các loại phân bón khác với tỷ lệ chỉ 60-70%.
Sau 7 tháng từ khi lên ý tưởng, sản phẩm mà Quân thu được đem lại hiệu quả, năng suất cao hơn hẳn so với các nguồn phân chuồng khác. Quân cho biết, nếu chỉ tính trồng rau trên 1ha, nếu sử dụng phân bón từ dã quỳ sẽ tiết kiệm hơn so với việc sử dụng phân chuồng tới 10 triệu đồng.
Sản phẩm của Quân được công nhận về cơ sở khoa học khi đạt được giải Nhì ở cả hai cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và ở khu vực phía Nam. Những thành tích này cũng giúp em trở thành một trong những học sinh tiêu biểu của năm học 2015-2016 vừa được Bộ GD-ĐT tuyên dương ngày 19/10 mới đây.
Quân cho biết em sẽ tiếp tục phát triển loại phân bón này tuy nhiên không với mục đích kinh doanh. Thay vào đó em hướng đến việc cung cấp công thức trực tiếp để mọi người dân có thể dùng đại trà.
“Sau khi tiến hành thu hái dã quỳ, cắt ngắn thành các đoạn 3-5 cm, rồi trộn với chế phẩm vi sinh Trichoderma Achacomix theo tỷ lệ nhất định và ủ lên men là trong vòng 2 tuần để tạo ra phân bón. Với quy mô nhỏ có thể tiến hành trong thùng xốp, quy mô lớn thì có thể đào hố rồi dùng bạt đậy lại”, Quân nói về công thức làm phân bón.
Hiện, Quân đã nhờ bạn bè và người thân tuyên truyền với các hộ dân trồng rau. Đặc biệt, ở huyện Chư Sê hiện nay hầu hết mọi người đều sử dụng loại phân bón này của em. “Với sản phẩm này em hy vọng có thể giúp người dân tận dụng phân bón vào trong sản xuất mà không cần đến các phân hóa học độc hại khác”, 9X nói.
Với cây dã quỳ, Quân còn chế ra thuốc hạn chế, ngăn ngừa sâu bệnh nhưng không gây độc hại. Sau khi tách chiết cây dã quỳ, cho ra một loại thuốc nồng và đắng khiến sâu hại khó chịu và rời cây giống. |
Thanh Hùng