Nhiều điều kiện mới cho trường thi riêng
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc ngày 7/5 cho hay đến thời điểm này,ĐềthitốtnghiệpTHPTsẽphânhóatrườngđạihọcthiriêngcóđiềukiệnmớtài xỉu bóng đá dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, học sinh có thể trở lại trường tiếp tục hoàn thành chương trình học. Bộ GD-ĐT cũng thực hiện điều chỉnh một số điều Quy chế tuyển sinh ĐH năm 2020.
Quy chế sẽ hạn chế tối đa thay đổi, tôn trọng quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo nhưng đảm bảo chất lượng tuyển sinh.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc |
Điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh 2020 là quy định với những trường muốn tổ chức thi riêng.
Cụ thể, dự thảo Quy chế quy định các trường tổ chức kỳ thi riêng với các môn văn hóa hoặc thi đánh giá năng lực, hoặc hình thức thi khác, hoặc kết hợp một số hình thức thi.
Theo ông Phúc, việc bổ sung này nhằm tăng cường công cụ quản lý Nhà nước để đảm bảo các kỳ thi riêng diễn ra nghiêm túc, minh bạch, đảm bảo chất lượng… Bộ GD-ĐT dự kiến các điều chỉnh theo hướng giảm bớt yêu cầu, phù hợp với năng lực của các cơ sở đào tạo, đồng thời đảm bảo tính khả thi của Quy chế. Cơ sở đào tạo đại học muốn tổ chức thi riêng cần đáp ứng các điều kiện như:
Có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh;
Bảo đảm nhân lực đáp ứng các yêu cầu về năng lực quản lý và chuyên môn để tổ chức tốt kỳ thi riêng, bao gồm từ lãnh đạo bộ phận chuyên trách, cán bộ xây dựng cấu trúc đề thi, cán bộ phát triển câu hỏi và ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa và/hoặc tự luận, cán bộ chấm thi, cán bộ đánh giá, thẩm định các tham số của câu hỏi thi và đề thi, đến các cán bộ hỗ trợ, kỹ thuật viên;
Có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và/hoặc tự luận đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi;
Phải ban hành quy chế thi tuyển sinh của trường gồm quy trình tổ chức và các quy định liên quan;
Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo số lượng, chất lượng phù hợp với quy mô, hình thức tổ chức thi.
“Như vậy, để tổ chức kỳ thi riêng, các trường phải chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự (bộ phận chuyên trách khảo thí có trình độ, kinh nghiệm), ngân hàng đề thi, quy chế thi, cơ sở hạ tầng (phòng ốc, máy tính, phần mềm…). Đây là những điều kiện tối thiểu tổ chức tuyển sinh cũng là quy định cần thiết đảm bảo quyền lợi thí sinh. Những cơ sở đào tạo chưa kịp chuẩn bị đủ các điều kiện này có thể phối kết hợp hoặc sử dụng chung kết quả thi với các trường đại học có các điều kiện tương đồng như cùng khối ngành đào tạo, cùng khu vực...” - ông Phúc nói. “Với những điều kiện này, những cơ sở đào tạo đã có kinh nghiệm tổ chức thi đánh giá năng lực, thi văn hóa, năng khiếu… để tuyển sinh hoặc đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc tuyển sinh riêng trong năm nay hoàn toàn có thể đáp ứng được”.
Đề thi tốt nghiệp THPT sẽ có sự phân hóa
Tới thời điểm hiện tại, nhiều trường ĐH trên cả nước công bố sẽ sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Điều này cũng đặt ra băn khoăn liệu chất lượng kỳ thi có đảm bảo để các trường tuyển sinh hay không.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc khẳng định đề thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn có độ phân hóa, trên cơ sở đó, các trường đại học vẫn có thể sử dụng để xét tuyển. Các trường không phải quá lo lắng với chất lượng nguồn tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp năm nay.
"Luật đã quy định các trường tự chủ tuyển sinh gắn với trách nhiệm tự giải trình và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các trường phải có trách nhiệm giải trình với xã hội về chất lượng nguồn tuyển cũng như chất lượng đào tạo dù sử dụng phương thức tuyển sinh nào. Bộ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh, đào tạo đồng thời đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ĐH" - ông Phúc nhấn mạnh.
Ngọc Minh
- Ngày 7/5, Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.