Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Ukraine_keo nhà cai
Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020),ềuhoạtđộngkỷniệmNgàysinhChủtịchHồChíMinhtạkeo nhà cai Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đã phối hợp Trường chuyên ngữ số 251 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động cuộc thi viết trực tuyến tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đất nước, con người Việt Nam.
Diễn ra trong thời gian một tháng (từ ngày 15-4 tới 15-5), cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng tích cực với hàng loạt các bài viết của các em học sinh. Sau khi cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng, Ban tổ chức đã bình chọn ba bài viết tiêu biểu, công phu để trao giải thưởng.
Trong bài viết “Hồ Chí Minh - nhân cách nổi bật của thế kỷ XX”, em Maxim Makhno đã nêu khái quát cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những chính trị gia có ảnh hưởng lớn đến lịch sử thế kỷ XX. Đồng thời, nêu bật những những phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Người và khẳng định, tư tưởng mà Hồ Chí Minh theo đuổi cả cuộc đời: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" đến nay vẫn là chân giá trị phù hợp với các dân tộc trên thế giới.
Trong khi đó, bài viết “Hồ Chí Minh - nhà hoạt động văn hóa kiệt xuất, nhà thơ tài năng” của hai em Nguyễn Phương Thảo và Tachiana Okhrimenko nhấn mạnh khí phách kiên cường, tinh thần vượt qua gian lao thử thách, niềm tin, tinh thần lạc quan cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong tập thơ "Nhật ký trong tù". Mặc dù mất tự do, phải đối mặt với cái chết, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn ung dung làm thơ, thể hiện lòng yêu Tổ quốc, trân trọng con người.
Với bài viết “Việt Nam ngày nay”, em Osana Larisha đã nêu lên những hiểu biết của mình về đất nước Việt Nam ngày nay với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống cổ xưa và thành tựu của thế giới hiện đại. Bài viết cũng nhấn mạnh những thành tựu đổi mới của Việt Nam sau công cuộc cải cách, nhắc đến các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam như Vịnh Hạ Long, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Phú Quốc. Đặc biệt, Osana Larisha đề cập tới mối quan hệ hợp tác hữu nghị Ukraine - Việt Nam.
Đánh giá về kết quả cuộc thi, Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Giám khảo, cho biết nội dung các bài viết thể hiện những hiểu biết sâu sắc về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những thành tựu đổi mới của đất nước Việt Nam, cũng như mối quan hệ hữu nghị Ukraine - Việt Nam. Điều đặc biệt, tại ngôi trường Trường chuyên ngữ số 251 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, các em học sinh Ukraine, cũng như các em học sinh là con em người Việt thế hệ thứ hai, thứ ba sinh ra và lớn lên tại Ukraine đều tự hào khi được học tập dưới mái trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi có Phòng bảo tàng nhỏ lưu giữ những kỷ vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, những tài liệu và tư liệu quý về mối quan hệ hữu nghị Ukraine - Việt Nam.
* Trước đó, cũng nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, chiều ngày 10-5, Ban tiếng Việt Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov đã tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng trực tuyến với chủ đề “Theo chân Bác” dành cho con em cộng đồng đang theo học các lớp tiếng Việt trong thành phố.
Trưởng ban giám khảo cuộc thi, ông Vũ Huy Dương, Phó chủ tịch thứ nhất, Trưởng ban tiếng Việt Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov cho biết mục đích cuộc thi là tạo cơ hội để học sinh tìm hiểu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ, tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi, qua đó khích lệ các em học tập và phấn đấu làm theo những lời dạy của Bác bằng hành động và việc làm thực tế; Thông qua quá trình tìm hiểu về Bác, các em học sinh không chỉ có được những kiến thức bổ ích về Bác Hồ, mà còn biết thêm nhiều điều về lịch sử đấu tranh gian khó, hào hùng của dân tộc Việt Nam kéo dài gần một thế kỉ, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước; Đồng thời bày tỏ hy vọng cuộc thi góp phần tìm hiểu và noi theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ, các cháu sẽ trở thành những công dân tốt cho hai đất nước Việt Nam và Ukraine, trở thành những sứ giả để thắt chặt, củng cố tinh thần đoàn kết hữu nghị bền vững giữa hai quốc gia.
Cuộc thi được tổ chức trên nền tảng họp trực tuyến Zoom và đây cũng là hình thức giảng dạy và học tiếng Việt được cô trò áp dụng trong hai tháng vừa qua, kể từ khi Ukraine ban hành chế độ cách ly xã hội chống dịch Covid-19. Các thí sinh lần lượt trả lời câu hỏi có sẵn trên máy tính với hai vòng thi. Sau gần ba giờ đồng hồ diễn ra đầy kịch tính, quyết liệt và căng thẳng, Ban giám khảo đã chọn ra sáu gương mặt có điểm số tuyệt đối để thi vòng vấn đáp trực tiếp. Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra khi cả sáu thí sinh đều xuất sắc hoàn thành bài thi, buộc Ban giám khảo phải dùng đến các câu hỏi phụ để quyết định giải thưởng.
Cô giáo Đoàn Thị Thanh Huế (giáo viên tham gia lớp tập huấn dạy tiếng Việt do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức), tâm sự: “Cuộc thi là sân chơi Tiếng Việt cho các em. Đây là dịp để tất cả học sinh, phụ huynh các khu vực gần gũi, gắn kết, từ đó yêu Việt Nam hơn. Và khi nói về Việt Nam, không thể không nói về Bác Hồ. Vì Bác là hình ảnh đẹp nhất, thiêng liêng nhất, đáng tự hào nhất trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Các con càng hiểu về Bác, càng kính yêu Bác, sẽ càng thêm yêu và gắn bó quê hương, Tổ quốc Việt Nam”.
Theo nhandan.com.vn