Chương trình môn Công nghệ ở phổ thông sẽ đổi mới như thế nào?_soi kèo kasimpasa
Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới,ươngtrìnhmônCôngnghệởphổthôngsẽđổimớinhưthếnàsoi kèo kasimpasa giáo dục công nghệ cho học sinh được thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12 thông qua môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học và môn Công nghệ ở trung học.
Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản, là môn học lựa chọn thuộc nhóm Công nghệ và Nghệ thuật trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Góp phần thúc đẩy giáo dục STEM ở phổ thông
Cùng với Toán học, Khoa học tự nhiên, Tin học, môn Công nghệ góp phần thúc đẩy giáo dục STEM ở phổ thông – một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng tại Việt Nam và ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Giáo dục công nghệ phổ thông chuẩn bị cho học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường và xã hội; hình thành và phát triển các năng lực thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá, và hiểu biết công nghệ; góp phần phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp; chuẩn bị cho học sinh các tri thức nền tảng để theo học các ngành nghề thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ theo cả hai hướng hàn lâm và giáo dục nghề nghiệp.
Cùng với các lĩnh vực giáo dục khác, giáo dục công nghệ góp phần hình thành và phát triển các năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất được nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Với đặc thù của ngành, môn Công nghệ có ưu thế trong hình thành và phát triển năng lực công nghệ, thể hiện ở 5 năng lực thành phần trong mô hình dưới đây
Chương trình môn Công nghệ được xây dựng dựa trên các yêu cầu cần đạt cho từng cấp học và bậc học phổ thông, tạo cơ hội hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung cốt lõi và năng lực công nghệ cho học sinh.
Bên cạnh đó, phát triển chương trình giáo dục công nghệ bám sát các quan điểm khoa học và thực tiễn, kế thừa và phát triển, hội nhập và khả thi, hướng nghiệp, mở và linh hoạt.
Theo đó, chương trình dựa trên các thành tựu về lý luận dạy học kỹ thuật, tham chiếu các mô hình giáo dục công nghệ đang được sử dụng phổ biến trên thế giới; kế thừa những ưu điểm của chương trình môn Công nghệ hiện hành, sắp xếp, cấu trúc lại cho phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất; phản ánh được những xu hướng quốc tế về giáo dục công nghệ phổ thông, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam; phản ánh đầy đủ giáo dục STEM và tinh thần cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; thực hiện chức năng giáo dục hướng nghiệp trên cả 2 phương diện định hướng nghề và trải nghiệm nghề, đảm bảo đồng bộ, nhất quán với các hoạt động giáo dục hướng nghiệp khác trong tổng thể chương trình giáo dục phổ thông.
Nội dung giáo dục công nghệ rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ khác nhau. Trong chương trình môn Công nghệ, có những nội dung cơ bản, cốt lõi, phổ thông tất cả học sinh đều phải học. Bên cạnh đó, có những nội dung có tính đặc thù, chuyên biệt nhằm đáp ứng nguyện vọng, sở thích của học sinh, phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, vùng miền.
5 mạch nội dung chính
Chương trình môn Công nghệ có 5 mạch nội dung chính gồm: Công nghệ và đời sống; Công nghệ trong một số lĩnh vực sản xuất; Một số công nghệ phổ biến; Phát triển công nghệ; Hướng nghiệp.
Công nghệ ở tiểu họcgiới thiệu về thế giới kỹ thuật, công nghệ gần gũi với học sinh thông qua các chủ đề đơn giản về công nghệ và đời sống, một số sản phẩm công nghệ thường gặp trong gia đình, an toàn với công nghệ trong nhà; trải nghiệm với thiết kế kỹ thuật, công nghệ thông qua các hoạt động thủ công kỹ thuật, lắp ráp các mô hình kỹ thuật đơn giản, trồng và chăm sóc hoa, cây xanh trong môi trường gia đình, nhà trường.
Ở THCS, môn Công nghệđề cập tới tri thức, kỹ năng về công nghệ trong phạm vi gia đình; những nguyên lý cơ bản về các quá trình sản xuất chủ yếu; cơ sở ban đầu về thiết kế kỹ thuật; phương pháp lựa chọn nghề cùng với thông tin về các nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu thông qua các mạch nội dung: Công nghệ trong gia đình; Nông – Lâm nghiệp; Thuỷ sản và Công nghiệp; Thiết kế kỹ thuật; Hướng nghiệp.
Nội dung môn Công nghệ trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp chú trọng tới những kiến thức tổng quan, đại cương và định hướng nghề về công nghệ thông qua các nội dung về bản chất của công nghệ, vai trò và ảnh hưởng của công nghệ với đời sống xã hội, mối quan hệ giữa công nghệ với các lĩnh vực khoa học khác; các tri thức, năng lực nền tảng phù hợp và kết nối được với các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ thuộc một trong hai định hướng Công nghiệp và Nông nghiệp mà học sinh lựa chọn sau khi tốt nghiệp.
Chú trọng dạy học định hướng phát triển năng lực, khi thiết kế hoạt động dạy học cho mỗi nội dung, chủ đề học tập, ngoài việc đạt được mục tiêu về kiến thức và kỹ năng cho nội dung đó, cần xác định cơ hội góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung cốt lõi, các năng lực đặc thù môn học cùng những phẩm chất chủ yếu.
Đảm bảo mọi học sinh đều muốn và đều được phát biểu
Môi trường học tập cần an toàn và thoải mái, phát huy tối đa tính dân chủ trong lớp học; đảm bảo mọi học sinh đều muốn và đều được phát biểu, thực hành, đóng góp, chia sẻ ý kiến của bản thân trong các tình huống học tập đa dạng trong và ngoài lớp học. Giáo viên cần lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực và phù hợp với sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. Cần quan tâm tới học tập dựa trên hành động, trải nghiệm; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh, góp phần hình thành năng lực, phẩm chất môn học đảm nhiệm.
Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh việc tăng cường thực hành, trải nghiệm cho các nội dung dạy học cụ thể về cơ khí - động lực, điện - điện tử cũng như từng giai đoạn của quá trình thiết kế, học sinh còn thực hiện dự án học tập trên cơ sở vận dụng tổng hợp quy trình thiết kế và các công nghệ đã được đề cập.
Giáo viên cần khai thác có hiệu quả hệ thống các thiết bị dạy học tối thiểu theo nguyên lý thiết bị, phương tiện dạy học là nguồn tri thức chứ không phải là đối tượng minh hoạ nội dung học tập. Cần coi trọng các nguồn tư liệu ngoài SGK và hệ thống các thiết bị được trang bị; khai thác triệt để những lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học trên các phương diện lưu trữ tri thức, đa phương tiện, mô phỏng, kết nối, môi trường học tập.
Sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức đánh giá
Trong dạy học công nghệ,cần sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá đảm bảo đánh giá toàn diện học sinh; chú trọng đánh giá bằng quan sát trong cả hai trường hợp đánh giá quá trình và sản phẩm. Với mỗi nhiệm vụ học tập, tiêu chí đánh giá cần được thiết kế đầy đủ, hướng tới các yêu cầu cần đạt và được công bố ngay từ đầu để định hướng cho học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập; công cụ đánh giá cần phản ánh được mức độ đạt được đã nêu trong mỗi chủ đề, mạch nội dung.
Cần kết hợp hài hoà giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. Trong đó, đánh giá quá trình phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và tích hợp vào trong các hoạt động dạy học, đảm bảo mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh.
Cần thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí của giáo dục công nghệ ở phổ thông, thực hiện quan điểm giáo dục toàn diện cho học sinh. Cơ sở giáo dục cần đảm bảo đội ngũ giáo viên dạy công nghệ đủ về số lượng, được đào tạo đúng chuyên môn.
Với các trường sư phạm,bên cạnh đào tạo giáo viên ngành Sư phạm kỹ thuật công nghiệp và Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, cần sớm triển khai đào tạo giáo viên ngành Sư phạm công nghệ.
Cơ sở giáo dụccần được trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo yêu cầu. Cần thiết kế, triển khai phòng học bộ môn Công nghệ theo định hướng thực hành và trải nghiệm, kết nối và hỗ trợ với hoạt động giáo dục STEM, nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đặc biệt quan tâm tới sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, trong đó chú trọng đa phương tiện và mô phỏng.
Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn Công nghệ. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.
Thanh Hùng
Chương trình các môn học ở phổ thông đổi mới thế nào?
Chương trình các môn học ở chương trình phổ thông mới có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành.