Trẻ con đơn độc đến trường_lich ngoai hang anh hom nay
Hiện tại của trẻ con thời nay được mặc định là một cuộc chạy đua về phía trước,ẻconđơnđộcđếntrườlich ngoai hang anh hom nay không có thời gian và không gian vun đắp cho những mối quan hệ bạn bè.
Mấy gã trai phố, ngồi cà phê với nhau rồi nói chuyện con cái học hành, băn khoăn chuyện lũ trẻ đến trường với vô vàn lo âu, bị bạn đánh, bị bắt nạt mà ngồi im chịu trận vì không có ai bênh vực. Rồi một gã chợt hỏi: “Lũ trẻ nhà các ông có bạn thân không?”. Những gã kia ngồi lặng, không gã nào nhớ nổi tên bạn thân con mình.
Tự mình đến trường hoặc bố mẹ đón trẻ ngay ở cổng khiến cho bọn trẻ giờ hiếm có những mối quan hệ bạn bè thân thiết. Ảnh: Lam Thanh |
Những gã trai phố ngồi cà phê với nhau hôm nay đã lớn lên cùng nhau, có với nhau vô vàn kỷ niệm thuở ấu thơ. Thuở trẻ con đi học, có đứa tốt bụng, có đứa xấu tính, có đứa bị bắt nạt, song không gã nào bây giờ còn nhớ rằng mình đã từng đơn độc khi đến trường. Thuở ấy, bọn trẻ đi học cùng nhau, từ nhà đến trường là con đường mà sự hiểm nguy hay niềm vui sướng dù muốn hay không cũng được chia sẻ cùng nhau.
Ở trường, nếu một đứa trẻ bị bắt nạt, kiểu gì cũng có bạn bè giúp đỡ, can ngăn. Ngoài là bạn học, chúng còn là bạn cùng phố, còn có mẹ cha tối lửa tắt đèn cùng với nhau. Làm sao có chuyện nhìn bạn mình bị bắt nạt mà đứng im cơ chứ?
Lũ trẻ con bây giờ không thế. Chúng đơn độc đến trường trên yên xe máy của mẹ cha và rất ít kỷ niệm với bạn bè. Chúng đến lớp như công chức đi làm, hết giờ cha mẹ đón về, vào các trung tâm học thêm đủ thứ kỹ năng cho tương lai. Hiện tại của chúng, được mặc định là một cuộc chạy đua về phía trước, không có thời gian và không gian vun đắp cho những mối quan hệ trẻ thơ. Lũ trẻ bây giờ có lẽ đang trải qua tuổi thơ bằng cách sống như những bào thai cho đến tuổi dậy thì.
Nhà báo Phạm Trung Tuyến, tác giả bài viết |
Con trai tôi may mắn học ở gần nhà, tự đi bộ tới trường. Có hôm tôi đi theo nó, xem bạn bè nó ra sao, xem cái cách nó đến trường thế nào. Nó lầm lũi đi bộ, len qua những vỉa hè chật chội, nghiêng ngó lách qua những hàng xe để qua đường. Đến trường, nó ngồi trên bậc thềm đợi những đứa bạn được bố mẹ đưa đến, hầu hết vừa kịp khi trống trường vang lên. Tôi chợt hiểu vì sao con trai tôi không hay kể với bố về đời sống ở trường, bởi chúng thực không có gì đáng kể.
Tôi nghĩ đến những đứa trẻ bị đánh ở trường. Ai sẽ là người can ngăn, bảo vệ chúng khi bị bắt nạt? Chỉ có thể là bạn bè, để không đứng yên nhìn bạn mình bị làm nhục, để biết xấu hổ khi không thể bênh vực người thân trước kẻ xấu. Song, lũ trẻ sẽ không có những mối quan hệ bạn bè thân thiết khi chẳng có điều gì thực sự cần chia sẻ với nhau. Thậm chí, nếu có, chúng cũng không cần phải tìm nhau, bởi chỉ cần một cái nhắn tin là đủ. Và khi bị bắt nạt, chúng khó lòng cảm nhận được nỗi đau của bạn mình để mà thấy cần phải bênh vực.
Thành phố đã đổi thay, tuổi thơ cũng khác rồi. Mấy gã trai phố vẫn ngồi uống cà phê hàng tuần, kể với nhau những kỷ niệm ấu thơ, điều đã níu giữ sự gắn kết tình cảm của họ qua năm tháng đời người, dù số phận mỗi người mỗi khác. Còn lũ trẻ như con trai tôi, chúng vẫn lớn lên ở phố, nhưng sẽ rất khác. Đôi khi đi cùng cha, nó gặp bạn cùng lớp, những đứa trẻ đưa tay vẫy chào nhau một cái rồi thôi, nhạt nhẽo vô cùng.
Đơn độc đến trường trên yên xe máy của mẹ cha và rất ít kỷ niệm với bạn bè. Lũ trẻ bây giờ có lẽ đang trải qua tuổi thơ bằng cách sống như những bào thai cho đến tuổi dậy thì. |
Theo Phạm Trung Tuyến/ Báo An ninh Thủ đô