Thể thao

Chuyện chưa biết về mối thâm tình giữa Xuân Diệu và Trần Đăng Khoa_trực tiếp bóng đá ý

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Tin thể thao 24H Chuyện chưa biết về mối thâm tình giữa Xuân Diệu và Trần Đăng Khoa_trực tiếp bóng đá ý

Mới đây,ệnchưabiếtvềmốithâmtìnhgiữaXuânDiệuvàTrầnĐătrực tiếp bóng đá ý chương trình “Ký ức Việt Nam” của VTV phát chương trình Trần Đăng Khoa - thần đồng thi ca Việt Nam. Nhiều người ấn tượng với hình ảnh nhà thơ Xuân Diệu đọc bài thơ Tiếng võng kêu của Trần Đăng Khoa.

Nhà thơ nổi tiếng tìm đến nhà cậu bé 10 tuổi

Trong đoạn phim ấy, “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu mặc áo sơ mi, mái tóc xoăn bồng bềnh, biểu cảm vừa tươi vui vừa say mê đọc thơ giữa các em thiếu nhi.

Chuyen chua biet ve moi tham tinh giua Xuan Dieu va Tran Dang Khoa hinh anh 1
Nhà thơ Xuân Diệu đọc thơ trong phim The petit monde de Khoa.

Những hình ảnh ấy được trích trong bộ phim tài liệu The petit monde de Khoa (Thế giới nhỏ của Khoa) của đạo diễn người Pháp Gerrad Guillaume. Nhà thơ Xuân Diệu là người giới thiệu thơ Trần Đăng Khoa ở đầu và cuối phim. Những cảnh quay được thực hiện năm 1968, ghi lại hình ảnh về cuộc sống của cậu bé Trần Đăng Khoa (khi ấy mới 10 tuổi) ở Hải Dương.

Xuân Diệu xuất hiện trong bộ phim về Trần Đăng Khoa không chỉ bởi ông giỏi tiếng Pháp, mà còn bởi ông là người quý mến tài năng của "thần đồng thơ ca". Mối quan hệ gắn bó giữa Xuân Diệu và Trần Đăng Khoa được tác giả Góc sân và khoảng trời kể trong cuốn Chân dung và đời thoại.

Xuân Diệu về nhà Trần Đăng Khoa tại Nam Sách, Hải Dương năm 1968. Để tránh cho cậu bé Khoa không tự kiêu khi có nhà thơ lớn đến tìm, các cán bộ ở huyện Đoàn sắp xếp, bố trí cho Xuân Diệu và Huy Cận về tham dự đại hội cháu ngoan Bác Hồ ở Nam Sách. Nhưng khi về đến Nam Sách, Xuân Diệu đã quên mất đại hội, mà tự tìm đến ngôi nhà nhỏ của cậu bé có tài thi ca. “Nửa đêm ông lần về nhà tôi”, Trần Đăng Khoa viết.

Thi sĩ Xuân Diệu mượn cây đèn bão, xách ra vườn, soi từng dàn trầu, gốc cau, luống mía và mấy cây bưởi. Xuân Diệu tìm những “nhân vật” trong thơ Trần Đăng Khoa để xem cậu viết có đúng không.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể chiều hôm sau, dân làng đổ đến nhà ông để xem “hai ông Tây” (tức nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận). Trong lúc nhà thơ Huy Cận nói chuyện với mọi người trong làng thì Xuân Diệu kéo Trần Đăng Khoa ra góc vườn.

“Ông ngồi bệt xuống góc sân trước cửa chuồng gà và bắt đầu chất vấn tôi. Mồ hôi ông vã đầm đìa, ướt đẫm cả áo sơ mi kẻ sọc. Xuân Diêu mở cuốn sổ thơ mà ông chép tay, rồi bắt đầu đánh dấu, ghi chép. Tôi không biết ông có nghe tôi không. Thỉnh thoảng, gương mặt ông lại ngẩn ra, nom xa vợi như ông đang nghĩ đến một chuyện nào khác”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết.

Trong chùm thơ của Trần Đăng Khoa, Xuân Diệu chú ý đặc biệt tới bài Mưa, và hỏi "thần đồng thơ ca" những hình ảnh thú vị như “ông trời mặc áo giáp đen”, “bố đội sấm đội chớp”…

Các chi tiết ấy cho thấy nhà thơ Xuân Diệu (khi ấy 52 tuổi) đã yêu mến thơ của cậu bé 10 tuổi Trần Đăng Khoa biết bao. Ông đã chép tay thơ của cậu, và không kìm được sự sắp xếp của huyện Đoàn để tìm về gặp tác giả nhí ngay trong đêm.

Người thầy dạy nghề nghiêm khắc, gần gũi

Sau cuộc “thẩm vấn” ấy, Xuân Diệu trở thành người thầy dạy nghề nghiêm khắc, gần gũi, thân thiết của Trần Đăng Khoa. Không chỉ trong nghề nghiệp, kể cả cách ứng xử hàng ngày, tác giả Gửi hương cho gió cũng là người thầy của Trần Đăng Khoa. “Ai đó tiếp xúc với tôi, có điều gì đó phật ý, họ lại mách Xuân Diệu”, nhà thơ Trần Đăng Khoa kể. Mỗi lần như thế, Xuân Diệu lại đưa ra lời khuyên cho nhà thơ kém mình 42 tuổi.

Chuyen chua biet ve moi tham tinh giua Xuan Dieu va Tran Dang Khoa hinh anh 2
Nhà thơ Trần Đăng Khoa năm 1968 trong bộ phim tài liệu The petit monde de Khoa. 

Mỗi lần sáng tác được bài thơ hay, tập thơ ưng ý hay một trường ca, Trần Đăng Khoa lại chép thêm một bản để gửi cho “chú Xuân Diệu”. Nhận được thơ, Xuân Diệu thường gửi thư lại cho Trần Đăng Khoa ngay, kèm những nhận xét ngắn gọn, súc tích.

Sau này, khi lớn hơn, Trần Đăng Khoa có nhiều dịp tới thăm Xuân Diệu ở Hà Nội. Ông thuộc từng nếp sống, đoán biết tâm lý của bậc cha chú. Theo miêu tả của Trần Đăng Khoa, Xuân Diệu cống hiến hết mình cho thơ ca. Về cuối đời, tác giả Thơ thơ thường nghĩ tới tuổi già, cái chết, và càng nghĩ về thời gian đời người bao nhiêu ông càng làm việc nhiệt huyết bấy nhiêu.

Trần Đăng Khoa nói ông may mắn khi lúc lẫm chẫm bước chân vào làng thơ ở tuổi lên mười đã được gặp Xuân Diệu. Trần Đăng Khoa đến với thơ hồn nhiên như em bé đến với trò chơi. Nhưng khi gặp Xuân Diệu, "thần đồng thơ ca" hiểu được rằng thơ không bao giờ là trò chơi, nó là một công việc sáng tạo cực nhọc.

“Có thể nói may mắn cho đời tôi là tôi đã sớm gặp Xuân Diệu. Không phải tôi đến với ông mà chính ông tìm đến với tôi. Trong quan hệ, ông đối xử với tôi rất bình đẳng. Ông gọi tôi bằng 'cháu', đôi khi hứng lên bằng 'em'. Nhưng trong sáng tác, ông coi tôi như một người bạn đồng nghiệp. Còn tôi thì luôn biết mình là một người học trò nhỏ bé của ông”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết trong Chân dung và đối thoại.

Ở nhà chú Xuân Diệu

Ngôi nhà chú Diệu đây rồi
Hàng cây xuân với khoảng trời cũng xuân
Chim không hót động vườn râm
Mà nghe tiếng bạc trong ngần líu lo
Trong phòng bề bộn những thơ
Từng chùm sấu nhỏ nhấp nhô cửa ngoài
Lặng im vồn vã những lời
Những sông, những núi, những người, những ta
Ngày xuân xanh suốt tuổi già
Tiếng hương rối rít, tiếng hoa phập phồng
Đâu là riêng? Đâu là chung?
Hăm nhăm năm, một khối hồng trong thơ
Phải đâu một sớm một trưa
Mà tằm nhả một mùa tơ óng vàng
Nghề thơ cũng lắm gian nan
Bỗng đâu cánh cửa mở toang. Chú vào
Như hai đợt sóng ào ào
Như cây đời vẫn rì rào sắc xuân...

Bài thơ Ở nhà chú Xuân Diệu được Trần Đăng Khoa viết năm 1972, trong đó có nhiều tên bài thơ của Xuân Diệu. 

Theo Zing.vn

copyright © 2025 powered by Betway   sitemap