Ông Nguyễn Thanh Lâm,ếtphácđồđiềutrịviêmphổicấbong da keo nha cai Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết, Bộ Y tế đã ký quyết định ban hành hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra.
Theo ông Lâm, hiện thế giới vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin phòng chống chủng virus này. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu là điều trị tích cực triệu chứng, đặc biệt phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng gây ra như suy hô hấp, suy thận...
Bệnh nhân dương tính với virus corona đang điều trị tại BV đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Đơn cử, nếu bệnh nhân có triệu chứng ho nặng sẽ được sử dụng thuốc giảm ho sẵn có, bệnh nhân sốt cao trên 38,5 độ C có thể truyền dịch, uống hạ sốt paracetamol.
Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn nước điện giải sẽ được truyền dịch; bệnh nhân rối loạn dinh dưỡng được truyền dịch bổ sung dinh dưỡng.
Đối với những người bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm viêm phổi sẽ được dùng kháng sinh phổ rộng đặc trị cho các chủng vi khuẩn gây viêm phổi.
Với những bệnh nhân có các bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp sẽ được chỉ định dùng các thuốc điều trị nền bệnh.
Về câu hỏi có đưa Tamiflu vào điều trị viêm phổi cấp do virus corona, ông Lâm khẳng định, Tamiflu không có tác dụng nên không được đưa vào hướng dẫn điều trị bệnh này, do đó, người dân không nên đổ xô đi mua Tamiflu. Tamiflu là thuốc kê đơn, phải tuân theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.
Theo ông Lâm, khi có dịch, việc quan trọng là phải đảm bảo nguồn cung ứng thuốc điều trị. Hiện Bọ Y tế đã liên hệ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược và các cơ sở y tế đảm bảo nguồn cung ứng, luôn sẵn sàng thuốc để phục vụ cho việc chống dịch, đặc biệt không được phép để thiếu thuốc. Trường hợp thiếu thuốc, phải thực hiện mua sắm trực tiếp.
Ông Lâm khuyến cáo, việc trước tiên người dân cần tuân thủ theo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế để phòng bệnh cho tốt, tránh lây nhiễm tại cộng đồng; không nhập khẩu động vật hoang dã, không sử dụng động vật hoang dã trong bữa ăn; dùng khẩu trang bảo vệ sức khỏe khi đến nơi đông người.
Trao đổi thêm với VietNamNet, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi trung ương cho biết, trong phác đồ điều trị viêm phổi cấp do virus corona của Bộ Y tế đã phân rõ 5 loại biến chứng hay gặp, tương ứng với từng phác đồ: Viêm phổi nhẹ; viêm phổi nặng; hội chứng nguy kịch hô hấp cấp tính; nhiễm trùng huyết; sốc nhiễm trùng.
Với các trường hợp nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng, phác đồ nêu rõ cần cung cấp liệu pháp oxy bổ sung ngay lập tức; sử dụng quản lý dịch truyền duy trì khi không có bằng chứng sốc; cho thuốc kháng sinh theo kinh nghiệm để điều trị tất cả các mầm bệnh gây bệnh. Cho thuốc kháng sinh trong vòng 1 giờ sau khi đánh giá bệnh nhân ban đầu nghi ngờ nhiễm trùng huyết.
Ở những bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển nặng, cần cho thở máy nằm sấp trên 12 giờ mỗi ngày.
PGS Điển cho biết, ông đang đề xuất bổ sung thêm biến chứng thứ 6 là sốc nhiễm khuẩn trong phác đồ do đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Ai phải xét nghiệm virus corona?
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, trong giai đoạn đầu chưa có "mồi" của các tổ chức quốc tế gửi, việc xét nghiệm xác định các ca mắc virus corona mới gặp nhiều khó khăn nhưng hiện Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã được cấp mẫu chuẩn để chẩn đoán.
Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện lấy mẫu của bệnh nhân nghi nhiễm hoặc nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm.
Tuy nhiên, bác sĩ và chuyên gia dịch tễ sẽ kết hợp chẩn đoán, quyết định ca nào nên/không nên xét nghiệm, căn cứ theo biểu hiện lâm sàng, đặc điểm dịch tễ, không phải trường hợp nào có dấu hiệu về hô hấp đều được xét nghiệm.
Bên cạnh đó, PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ trung ương- cho hay, đến nay chưa xét nghiệm nào có thể chẩn đoán nCoV tại nhà.
Thúy Hạnh
Chuyên gia Bộ Y tế: Cháy khẩu trang y tế, khẩu trang vải tác dụng tương đương
- Nếu không có khẩu trang y tế, người dân có thể dùng khẩu trang vải để thay thế và giặt mới hàng ngày cho tác dụng ngăn virus corona tương đương.